Ngày 03/04/2015, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 04/2015/TT-BXD hướng dẫn thi hành Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải.
BỘ XÂY DỰNG ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 04/2015/TT-BXD | Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2015 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 80/2014/NĐ-CP NGÀY 06/8/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải,
Điều 1. Quản lý xử lý nước thải phi tập trung
a) Xử lý nước thải phi tập trung tại chỗ: thường được áp dụng đối với các hộ thoát nước riêng lẻ với tổng lượng nước thải dưới 50m3/ngày.đêm, thiết bị/trạm xử lý nước thải được đặt ngay tại khuôn viên của hộ thoát nước.
b) Xử lý nước thải phi tập trung theo cụm: thường được áp dụng đối với các hộ thoát nước ở gần nhau với tổng lượng nước thải từ 50 m3/ngày.đêm đến 200 m3/ngày.đêm. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, trạm xử lý nước thải có thể được đặt tại khuôn viên của một hộ thoát nước hoặc ở một vị trí riêng biệt, thuận lợi để thu gom nước thải từ các hộ thoát nước.
c) Xử lý nước thải phi tập trung theo khu vực: thường được áp dụng trong một địa giới hành chính nhất định với tổng lượng nước thải từ 200 m3/ngày.đêm đến 1000 m3/ngày.đêm, vị trí của trạm/nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch thoát nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nguồn thải phát sinh, nguồn tiếp nhận, điều kiện kinh tế, địa hình, trình độ, năng lực quản lý, vận hành hệ thống thoát nước tại địa phương quyết định lựa chọn giải pháp xử lý nước thải phi tập trung phù hợp.
a) Quy mô công suất trạm/nhà máy xử lý nước thải;
b) Thành phần và tính chất nước thải phát sinh, mức độ ô nhiễm, sức chịu tải nguồn tiếp nhận, vị trí xả nước thải sau xử lý từ nơi phát sinh nước thải;
c) Mức độ sử dụng năng lượng cần thiết cho thu gom xử lý;
d) Các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước thải sau xử lý;
đ) Điều kiện về kỹ thuật, tài chính và năng lực quản lý, vận hành trạm/nhà máy xử lý nước thải;
e) Điều kiện về khí hậu, địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn;
g) Khả năng mở rộng hoặc nâng công suất và khả năng kết nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung trong tương lai;
h) Các yếu tố khác về môi trường có liên quan.
a) Bể tự hoại;
b) Bể lọc kỵ khí có vách ngăn;
c) Bể tự hoại cải tiến có vách ngăn và ngăn lọc kỵ khí dòng hướng lên;
d) Hồ kỵ khí, hồ hiếu-kỵ khí, hồ ổn định;
đ) Bãi lọc trồng cây;
e) Bể phản ứng theo mẻ;
g) Các công nghệ khác.
Điều 2. Quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước
a) Xử lý bùn thải tại các trạm/nhà máy xử lý nước thải có khu xử lý bùn thải trong phạm vi nhà máy.
b) Xử lý bùn thải tại các khu xử lý bùn thải hoặc tại các cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đơn vị thoát nước căn cứ vào khối lượng bùn thải cần phải xử lý, vị trí khu xử lý/cơ sở xử lý chất thải rắn, công nghệ xử lý và các điều kiện kinh tế – kỹ thuật của địa phương để lựa chọn phương án xử lý bùn thải cho phù hợp.
a) Tách nước sơ bộ, ổn định bùn thải, khử các chất hữu cơ dễ gây thối rữa;
b) Xử lý sơ bộ bùn thải, tăng cường khả năng nhả nước của bùn thải;
c) Làm khô bùn thải;
d) Vận chuyển bùn thải, khử độc bùn thải;
đ) Sử dụng lại bùn thải cho các mục đích khác nhau;
e) Xử lý bùn, nước bùn thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quy định.
a) Chôn lấp;
b) Phân hủy kỵ khí thu hồi khí biogas;
c) Ổn định sinh học trong các hồ chứa và các bãi lọc trồng cây;
d) Ủ phân compost;
đ) Sấy bùn trực tiếp hoặc gián tiếp;
e) Đốt bùn, tái sinh năng lượng và sử dụng tro;
g) Các công nghệ khác.
Căn cứ thành phần, tính chất bùn thải, các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, môi trường và điều kiện cụ thể của địa phương, chủ đầu tư lựa chọn công nghệ xử lý bùn thải phù hợp.
a) Căn cứ vào nhu cầu thực tế của sản phẩm đầu ra từ nguyên liệu bùn thải;
b) Căn cứ vào các mục đích khác nhau, đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến sản phẩm từ nguyên liệu bùn thải;
c) Xác định tỷ lệ sử dụng bùn thải theo mục đích sử dụng, tiêu chuẩn môi trường đất, hàm lượng kim loại nặng có trong đất, tỷ lệ dư lượng kim loại hàng năm và giá trị giới hạn chất ô nhiễm của bùn thải, lượng và thành phần dinh dưỡng cây trồng hấp thụ.
a) Quy định về mùi;
b) Quy định về chỉ tiêu lý hóa và dinh dưỡng (pH, hàm lượng nước, tổng thành phần dinh dưỡng và các chất hữu cơ, phốt pho, kali);
c) Quy định về chỉ tiêu an toàn theo giá trị giới hạn ô nhiễm và an toàn phòng dịch vệ sinh;
d) Quy định về giới hạn nồng độ ô nhiễm theo giá trị giới hạn kim loại nặng trong bùn thải (tổng crom, asen, niken, kẽm, đồng, thủy ngân, catmi, kiềm…) và chất ô nhiễm hữu cơ;
đ) Quy định về an toàn vệ sinh phòng dịch theo giá trị giới hạn các vi khuẩn gây bệnh trong quá trình sử dụng bùn thải;
e) Quy định về lấy mẫu, kiểm tra, giám sát.
a) Các tiêu chí về địa hình: Thuận lợi về địa hình, hạn chế sử dụng bùn thải ở nơi có độ dốc địa hình cao, khu vực bị xói lở và phải có biện pháp chống xói lở phù hợp, đồng thời tránh tái ô nhiễm xung quanh khi trời mưa;
b) Các tiêu chí đất đai: Loại đất thích hợp sử dụng bùn thải như đất sét, đất có tính thẩm thấu kém hoặc vừa phải, đất trung tính hay có tính kiềm, đất có khả năng thoát nước tốt…;
c) Các tiêu chí liên quan đến mực nước ngầm: Các số liệu về mực nước ngầm theo các mùa để tránh sử dụng bùn thải làm ô nhiễm nước ngầm;
d) Đảm bảo khoảng cách ly an toàn về môi trường đối với các công trình dân dụng, nhà ở, công trình thu nước, cấp nước sinh hoạt theo các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
a) Phải thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước do mình quản lý;
b) Lập hồ sơ quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước. Nội dung cơ bản của hồ sơ bao gồm:
Sơ đồ hệ thống thoát nước và vị trí các công trình đầu mối;
Kế hoạch nạo vét, thu gom bùn thải;
Lịch nạo vét, thu gom bùn thải theo định kỳ;
Khối lượng bùn thải được nạo vét, thu gom, vận chuyển và xử lý trên từng tuyến cống, kênh mương và tại các công trình đầu mối theo các kỳ tương ứng;
Chi phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải.
c) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải theo quy định và theo hợp đồng quản lý vận hành được ký với chủ sở hữu hệ thống thoát nước;
d) Khảo sát, đánh giá nhu cầu và khả năng sử dụng bùn thải sau xử lý, lập kế hoạch sử dụng bùn thải sau xử lý trình chủ sở hữu phê duyệt;
đ) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
a) Tổ chức chỉ đạo, quản lý và giám sát hoạt động thu gom vận chuyển, xử lý và tái sử dụng bùn thải đúng quy định;
b) Tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch sử dụng bùn thải sau xử lý, (mở rộng và tận dụng bùn thải sau xử lý) phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
c) Tổ chức chỉ đạo rà soát, đánh giá ảnh hưởng và tác động môi trường đối với hoạt động sử dụng bùn thải sau xử lý;
d) Tổ chức chỉ đạo, rà soát các tiêu chuẩn sử dụng bùn thải sau xử lý trình cấp thẩm quyền bổ sung điều chỉnh cho phù hợp;
đ) Đề xuất hoặc xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về hỗ trợ trong đầu tư xây dựng công trình, công nghệ xử lý bùn thải trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.
Điều 3. Quản lý bùn thải bể tự hoại
Các phương tiện, trang thiết bị thông hút, thu gom và vận chuyển bùn thải bể tự hoại phải là các phương tiện chuyên dụng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật về giao thông và bảo vệ môi trường.
a) Lập hồ sơ quản lý khách hàng bao gồm:
Tên chủ hộ/đơn vị/số người;
Địa chỉ;
Hợp đồng cung cấp dịch vụ;
Kích thước và dung tích bể tự hoại;
Lịch thông hút bể tự hoại theo định kỳ;
Các thông tin khác nếu cần thiết.
b) Bùn thải bể tự hoại phải được vận chuyển đến khu xử lý tập trung đã được quy hoạch hoặc vị trí do cơ quan có thẩm quyền cho phép; Khuyến khích xử lý bùn thải bể tự hoại tại các nhà máy xử lý nước thải tập trung trên cơ sở khả năng tiếp nhận xử lý của nhà máy, các điều kiện về môi trường và chi phí xử lý hợp lý;
c) Chi phí thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại do các chủ hộ gia đình, cơ quan hành chính, và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ chi trả theo hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ;
d) Lập nhật ký công tác, hồ sơ quản lý việc thu gom, vận chuyển bùn thải bể tự hoại và báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, phải chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra như làm phát tán, rò rỉ bùn thải bể tự hoại gây ô nhiễm môi trường. Hồ sơ quản lý việc thu gom, vận chuyển bùn thải bể tự hoại bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
Thông tin chung về đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển;
Số chuyến xe thực hiện dịch vụ thông hút trong ngày/tháng/quý;
Khối lượng bùn bể tự hoại được thông hút và thu gom, vận chuyển;
Loại hình bể tự hoại được thông hút, thu gom (từ công trình vệ sinh công cộng, hộ gia đình, cơ quan….), lý do thông hút (tắc, phá dỡ để xây dựng công trình, di chuyển sang vị trí khác…);
Vị trí đổ thải (trạm xử lý, bãi đất trống, bãi đổ theo quy hoạch…);
Chi phí vận chuyển, phí thu;
Các thông tin khác nếu cần thiết.
đ) Bùn thải bể tự hoại được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng và các phương tiện này đảm bảo các yêu cầu an toàn kỹ thuật sau:
Bền vững cơ học và hóa học khi vận hành;
Không gây rò rỉ, phát tán bùn, mùi ra môi trường;
Có các biện pháp xử lý sự cố khi vận hành.
a) Tiếp nhận và xử lý an toàn bùn thải bể tự hoại từ các chủ nguồn thải, từ đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển phân bùn thải bể tự hoại trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các bên;
b) Lập hồ sơ theo dõi định kỳ lượng bùn thải bể tự hoại tiếp nhận để xử lý. Nội dung của hồ sơ quản lý bao gồm:
Các thông tin cơ bản về đơn vị xử lý bùn thải bể tự hoại;
Khối lượng/dung tích/số xe chở phân bùn được tiếp nhận;
Lượng chế phẩm sinh học/ hóa chất sử dụng (nếu có);
Nhật ký theo dõi chế độ vận hành các công trình trong dây chuyền công nghệ xử lý (bao gồm cả xử lý sự cố…);
Khối lượng phần chất rắn sau xử lý.
c) Xử lý bùn thải bể tự hoại phải đảm bảo các quy định về môi trường; các loại khí thải, nước thải, bùn, tro, xỉ phải được phân tích, quan trắc nhằm đánh giá, theo dõi đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.
Điều 4. Quản lý, sử dụng nước thải sau xử lý
a) Tổ chức chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, phương án và thực hiện việc sử dụng nước thải sau xử lý hoặc sử dụng tuần hoàn;
b) Tổ chức chỉ đạo rà soát, đánh giá ảnh hưởng và tác động môi trường đối với hoạt động sử dụng nước thải sau xử lý; Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện;
c) Tổ chức việc giám sát, quan trắc, định kỳ kiểm tra phân tích chất lượng nước thải sau xử lý theo quy định.
Điều 5. Hợp đồng quản lý, vận hành và hợp đồng dịch vụ thoát nước
Mẫu hợp đồng quản lý vận hành và mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước được ban hành kèm theo phụ lục 1 và phụ lục 2 của Thông tư này.
Điều 6. Điều khoản thi hành
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Quốc hội; UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan TW của các đoàn thể; – Tòa án Nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; – Sở XD các tỉnh, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh. – VPCP, Cổng TTĐT Chính phủ, Công báo; – Cục KTVB-Bộ Tư pháp; – Website Bộ Xây dựng; – Lưu VT, Cục HTKT. |
KT. BỘ TRƯỞNG Cao Lại Quang |
Mẫu hợp đồng được đính kèm trong file tải về.