Ngày 30/06/2015, Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Thông tư này hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- |
Số: 35/2015/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2015 |
THÔNG TƯ
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết Điều 65, Điều 66 Luật bảo vệ môi trường năm 2014; Điểm e Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều 7, Điểm c Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 29, Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2008/NĐ-CP); các quy định về bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường trong khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp).
Chương II
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU KINH TẾ
Điều 3. Đánh giá khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường khi thành lập, mở rộng khu kinh tế
Điều 4. Thẩm tra khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường khi thành lập, mở rộng khu kinh tế
a) Kiểm chứng, đánh giá các thông tin, dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá;
b) Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự kiến thành lập, mở rộng khu kinh tế. Trường hợp cần thiết, thực hiện đo đạc, lấy mẫu phân tích kiểm chứng;
c) Tham vấn ý kiến các tổ chức, cá nhân liên quan.
Điều 5. Công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu kinh tế
a) Hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn;
b) Hệ thống thu gom và thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải;
c) Mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường xung quanh;
d) Quy hoạch diện tích cây xanh;
đ) Các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác.
Điều 6. Bảo vệ môi trường khi điều chỉnh quy hoạch trong khu kinh tế
Chương III
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
Điều 7. Yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp
Điều 8. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp
a) Tách riêng hệ thống thu gom, thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa;
b) Hệ thống thu gom, thoát nước thải phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các cơ sở và bảo đảm khả năng thoát nước thải của khu công nghiệp; vị trí đấu nối nước thải nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước khu công nghiệp và đặt bên ngoài phần đất của các cơ sở;
c) Điểm xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp tại nguồn tiếp nhận phải bố trí bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, có biển báo, có sàn công tác diện tích tối thiểu là một (01) m2 và có lối đi để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải.
a) Có thể chia thành nhiều đơn nguyên (mô-đun) phù hợp với tiến độ lấp đầy và hoạt động của khu công nghiệp nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu vào; có công tơ điện độc lập; khuyến khích việc áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng;
b) Có hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số: lưu lượng nước thải đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của khu công nghiệp trước khi thải ra nguồn tiếp nhận theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hệ thống quan trắc tự động phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.
Điều 9. Quản lý nước thải khu công nghiệp
a) Nước thải phải được xử lý theo điều kiện ghi trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom của khu công nghiệp để tiếp tục xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý phải có hợp đồng xử lý nước thải với đơn vị có chức năng phù hợp theo quy định hiện hành.
a) Từng đơn nguyên (mô-đun) hoặc nhà máy xử lý nước thải tập trung phải vận hành thường xuyên theo quy trình công nghệ đã được phê duyệt, bảo đảm xử lý toàn bộ nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có nhật ký vận hành được ghi chép đầy đủ, lưu giữ để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra. Nhật ký vận hành bảo đảm gồm các nội dung: lượng nước thải, lượng điện tiêu thụ, hóa chất sử dụng, lượng bùn thải;
b) Thiết bị đo lưu lượng nước thải đầu vào, thiết bị quan trắc tự động duy trì hoạt động 24/24 giờ và truyền dữ liệu tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương;
c) Có ít nhất ba (03) người quản lý vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung, trong đó cán bộ phụ trách phải có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành công nghệ môi trường, công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, kỹ thuật điện hoặc kỹ thuật cấp, thoát nước.
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định, đồng thời việc đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp tạo chi phí bất hợp lý cho cơ sở;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải vượt quá khả năng tiếp nhận, xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, đồng thời cơ sở có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp mà khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đồng thời cơ sở có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
a) Văn bản đề nghị và báo cáo giải pháp tách đấu nối để tự xử lý nước thải của cơ sở trong khu công nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này (kèm theo kết quả quan trắc nước thải định kỳ mới nhất);
b) Biên bản thỏa thuận tách đấu nối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
Điều 10. Quản lý khí thải và tiếng ồn trong khu công nghiệp
Điều 11. Quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong khu công nghiệp
Điều 12. Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong khu công nghiệp
a) Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của khu công nghiệp, các tình huống đối với từng loại nguy cơ có thể xảy ra sự cố môi trường;
b) Các biện pháp phòng ngừa đối với từng sự cố môi trường; biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường;
c) Phương án bố trí lực lượng tại chỗ để bảo đảm sẵn sàng ứng phó và khắc phục đối với từng tình huống sự cố môi trường; kế hoạch tập huấn, huấn luyện về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường;
d) Lắp đặt, kiểm tra và bảo đảm các thiết bị, dụng cụ, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố môi trường;
đ) Cơ chế thực hiện, phương thức thông báo, báo động và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị trong và ngoài khu công nghiệp để ứng phó theo mức độ sự cố môi trường; cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân liên quan tại khu vực trong quá trình ứng phó sự cố môi trường;
e) Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường khi xảy ra sự cố môi trường;
g) Phương án huy động nguồn tài chính cho việc thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
Điều 13. Bảo vệ môi trường khi có điều chỉnh quy mô, quy hoạch, hoạt động trong khu công nghiệp
Chương IV
TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP
Điều 14. Trách nhiệm của Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp
a) Có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý môi trường; khoa học, công nghệ, kỹ thuật môi trường; hóa học, sinh học;
b) Có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực môi trường.
Điều 15. Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
a) Có ít nhất ba (03) người;
b) Người phụ trách về bảo vệ môi trường phải có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý môi trường; khoa học, công nghệ, kỹ thuật môi trường; hóa học; sinh học và có tối thiểu hai (02) năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực môi trường.
Điều 16. Trách nhiệm của chủ dự án và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Điều 18. Trách nhiệm thi hành
Nơi nhận: – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; – Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp; – Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ; – Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT; Website của Bộ; – Lưu: VT, TCMT, PC. H.300. |
BỘ TRƯỞNG Nguyễn Minh Quang |
PHỤ LỤC 1
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI THÀNH LẬP, MỞ RỘNG KHU KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chương I. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự kiến thành lập, mở rộng khu kinh tế
Mô tả tổng quát điều kiện địa lý, địa chất, địa hình, cảnh quan của khu vực dự kiến thành lập, mở rộng khu kinh tế trong đó đặc biệt chi tiết đối với các danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc tế (di sản thiên nhiên), cấp khu vực, cấp quốc gia.
Mô tả tổng quát về điều kiện khí tượng, thủy văn, hải văn, các hiện tượng khí tượng cực đoan, biến đổi khí hậu của khu vực dự kiến thành lập, mở rộng khu kinh tế.
– Mô tả hiện trạng các thành phần môi trường thuộc khu vực dự kiến thành lập, mở rộng khu kinh tế.
– Mô tả đặc điểm hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước thuộc khu vực dự kiến thành lập, mở rộng khu kinh tế.
Chương II. Dự báo các vấn đề môi trường khi thành lập, mở rộng khu kinh tế
– Xác định các thành phần môi trường và kinh tế – xã hội chịu tác động do việc thành lập, mở rộng khu kinh tế (đất, nước, không khí, đa dạng sinh học, hệ sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, điều kiện địa chất, điều kiện khí tượng, thủy văn/hải văn, biến đổi khí hậu, cộng đồng dân cư,…).
– Đánh giá mức độ tác động của đề án thành lập, mở rộng khu kinh tế đến các thành phần môi trường và kinh tế – xã hội đã xác định.
Chương III. Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường
– Phương án quy hoạch khu kinh tế để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và kinh tế – xã hội.
– Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực đến từng thành phần môi trường và kinh tế – xã hội.
– Phương án đầu tư, xây dựng và vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu kinh tế bao gồm: Hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn; hệ thống thu gom và thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải; mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường xung quanh; quy hoạch diện tích cây xanh; các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác.
– Giải pháp di dân, tái định cư và an sinh xã hội.
Cần làm rõ năng lực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường thông qua việc đánh giá về nguồn lực thực thực hiện, bao gồm:
– Nguồn nhân lực.
– Nguồn tài chính.
– Kế hoạch và tiến độ tổ chức thực hiện.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung về các tác động môi trường, giải pháp bảo vệ môi trường khi thành lập, mở rộng và đưa khu kinh tế vào hoạt động.
Đánh giá khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường và tính khả thi của các giải pháp bảo vệ môi trường.
Kiến nghị với cơ quan chức năng có thẩm quyền để việc thực hiện các giải pháp trong báo cáo được thuận lợi và bền vững.
PHỤ LỤC 2
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TRONG KHU KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1.1. Quy hoạch chung của khu kinh tế.
1.2. Quy hoạch từng phân khu chức năng.
1.3. Bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trong các phân khu chức năng.
2.1. Xác định sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch khu kinh tế.
2.2. Mô tả các nội dung điều chỉnh so với quy hoạch được duyệt.
2.3. Các bản đồ, sơ đồ liên quan.
3.1. Trên cơ sở nội dung điều chỉnh mô tả trong mục 2, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế – xã hội.
3.2. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cụ thể phù hợp với quy hoạch mới.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN LẬP BÁO CÁO |
PHỤ LỤC 3
BÁO CÁO GIẢI PHÁP TÁCH ĐẤU NỐI NƯỚC THẢI CỦA CƠ SỞ TRONG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
PHỤ LỤC 4
BÁO CÁO VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI ĐIỀU CHỈNH QUY MÔ, QUY HOẠCH, HOẠT ĐỘNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
PHỤ LỤC 5
BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
PHỤ LỤC 6
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Các mẫu báo cáo được đính kèm trong file tải về