Tìm kiếm văn bản

Thông tư 33/2016/TT-BTNMT Định mức kinh tế – kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Ngày 07/11/2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 33/2016/TT-BTNMT quy định Định mức kinh tế – kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai.

  • Tên văn bản:
    Thông tư 33/2016/TT-BTNMT Định mức kinh tế – kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
  • Cơ quan ban hành:
  • Ngày ban hành:
    07/11/2016
  • Số hiệu:
    33/2016/TT-BTNMT
  • Hiệu lực:
    22/12/2016
  • Tình trạng:
    Còn hiệu lực
B TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 33/2016/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2016

THÔNG TƯ

BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI

Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế – kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2016.
  2. Thông tư này thay thế các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: số 28/2010/TT-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2010 quy định về Định mức kinh tế kỹ thuật điều tra, đánh giá chất lượng đất; số 15/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2012 quy định về Định mức kinh tế – kỹ thuật điều tra thoái hóa đất; số 49/2013/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Định mức kinh tế-kỹ thuật điều tra thoái hóa đất ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

Các dự án điều tra, đánh giá đất đai đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện như sau:

  1. Đối với khối lượng công việc đã thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành về nội dung có liên quan.
  2. Đối với khối lượng công việc chưa triển khai thực hiện thì điều chỉnh theo quy định của Thông tư này và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương Đảng và các ban của Đảng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
– Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
– Lưu: VT, TCQLĐĐ, KH, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Phương Hoa

 

ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2016/TT-BTNMT ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Phạm vi điều chỉnh

Định mức kinh tế – kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai áp dụng cho các công việc sau:

1.1. Định mức kinh tế – kỹ thuật điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất; điều tra, đánh giá ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh).

1.2. Định mức kinh tế – kỹ thuật điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất các vùng kinh tế – xã hội (sau đây gọi là cấp vùng).

1.3. Định mức kinh tế – kỹ thuật tổng hợp kết quả đánh giá đất đai (chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất) cả nước.

  1. Đối tượng áp dụng

Định mức này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc điều tra, đánh giá đất đai theo quy định hiện hành của pháp luật đất đai sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.

Định mức này được sử dụng để tính đơn giá sản phẩm điều tra, đánh giá đất đai; làm căn cứ giao dự toán và quyết toán giá trị sản phẩm điều tra, đánh giá đất đai cấp tỉnh, cấp vùng và cả nước.

Các công việc xây dựng dự án, hội nghị triển khai tập huấn, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, nghiệm thu, thông tin tuyên truyền về điều tra, đánh giá đất đai của các cấp được tính theo quy định của Thông tư liên tịch hướng dẫn lập dự toán kinh phí giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  1. Cơ sở xây dựng

Định mức này được xây dựng trên cơ sở quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai ban hành tại Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT ngày 15 tháng 12 năm 2015 và Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  1. Định mức kinh tế – kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai gồm các định mức thành phần sau:

4.1. Định mức lao động công nghệ (sau đây gọi là định mức lao động): Là thời gian lao động trực tiếp để sản xuất ra một sản phẩm (thực hiện một bước công việc). Nội dung của định mức lao động bao gồm:

a) Nội dung công việc: Quy định các thao tác cơ bản, thao tác chính để thực hiện bước công việc.

b) Định biên: Quy định số lượng lao động kỹ thuật; loại và cấp bậc lao động kỹ thuật thực hiện công việc theo tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức – viên chức ngành tài nguyên và môi trường.

c) Định mức: Quy định thời gian lao động trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm (thực hiện bước công việc); đơn vị tính là công cá nhân hoặc công nhóm/đơn vị sản phẩm; ngày công (ca) tính bằng 8 giờ làm việc.

4.2. Định mức vật tư và thiết bị

a) Định mức vật tư và thiết bị bao gồm định mức sử dụng vật liệu và định mức sử dụng dụng cụ (công cụ, dụng cụ), thiết bị (máy móc).

Định mức sử dụng vật liệu là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một công việc).

Định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị là số ca người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ, thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (thực hiện một bước công việc).

b) Thời hạn sử dụng dụng cụ, thiết bị là thời gian dự kiến sử dụng dụng cụ, thiết bị vào hoạt động sản xuất trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế – kỹ thuật của dụng cụ, thiết bị.

Thời hạn sử dụng dụng cụ: Đơn vị tính là tháng.

Thời hạn sử dụng thiết bị thực hiện theo quy định tại Quyết định số 3182/QĐ-BTNMT ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành chế độ tính hao mòn tài sản cố định đặc thù và tài sản cố định vô hình trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng ngân sách nhà nước tại Bộ Tài nguyên và Môi trường

c) Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất của dụng cụ, thiết bị, 8 giờ làm việc trong 1 ngày công (ca) và định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị.

Mức điện năng trong các bảng định mức đã được tính theo công thức sau:

Mức điện = (Công suất thiết bị/giờ x 8 giờ x số ca sử dụng thiết bị) + 5% hao hụt.

d) Mức cho các dụng cụ nhỏ, phụ được tính bằng 5% mức dụng cụ tại bảng định mức dụng cụ.

đ) Mức vật liệu nhỏ và hao hụt được tính bằng 8% mức vật liệu tại bảng định mức vật liệu.

  1. Phương pháp áp dụng bảng mức

5.1. Định mức điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tỉnh quy định trong tập định mức này (Mttb) áp dụng cho tỉnh trung bình có hệ số quy mô diện tích điều tra Kdtt = 1 (diện tích điều tra trung bình là 500.000 ha); hệ số đơn vị hành chính trực thuộc Khct = 1 (số đơn vị hành chính cấp huyện trung bình là 11 huyện); hệ số mức độ khó khăn về địa hình Kđht = 1 (tỉnh thuộc vùng đồng bằng).

Khi tính mức cho từng tỉnh cụ thể căn cứ vào diện tích điều tra, số đơn vị hành chính và địa hình, tỷ lệ bản đồ thực tế của tỉnh để tính theo công thức sau:

Mt = Mttb x Kdtt x Khct x Kđht + Mpd + M + Mpt

Trong đó:

– Mt là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai của tỉnh.

– Mttb là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai của tỉnh trung bình (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất).

– Kdtt là hệ số quy mô diện tích, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 01).

– Khct là hệ số điều chỉnh về số đơn vị hành chính, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 02).

– Kđht là hệ số mức độ khó khăn về địa hình, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (Bảng 03).

– Mpd (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) là mức điều tra phẫu diện đất của tỉnh = định mức/01 phẫu diện đất x số lượng phẫu diện đất của tỉnh.

– M (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) là mức điều tra khoanh đất = định mức/khoanh đất điều tra x số lượng khoanh đất điều tra của tỉnh.

– Mpt (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) là mức phân tích mẫu đất = định mức/mẫu đất x số lượng mẫu đất phân tích của tỉnh.

Bảng 01: Hệ số quy mô diện tích (Kdtt) cấp tỉnh

Diện tích điều tra (ha) Kdtt
Tỷ lệ bản đồ 1/25.000 Tỷ lệ bản đồ 1/50.000 Tỷ lệ bản đồ 1/100.000
< 50.000 0,90
50.000 – < 100.000 0,91 – 0,96
100.000 – < 350.000 0,93 – 0,98
350.000 – < 500.000 0,96 – 0,99
500.000 – < 1.600.000 1,00 – 1,30
≥ 1.600.000 1,31

Bảng 02: Hệ số đơn vị hành chính (Khct) cấp tỉnh

Số đơn vị hành chính cấp huyện Khct
< 6 0,94
6 – 10 0,95 – 0,99
11 1,00
12 – 30 1,01 – 1,19
> 30 1,20

Bảng 03: Hệ số mức độ khó khăn về địa hình (Kđht) cấp tỉnh

Dạng địa hình Kđht
– Đối với diện tích khu vực đồng bằng, ven biển (S1) 1,00
– Đối với diện tích khu vực trung du, miền núi (S2) 1,10

Đối với tỉnh (hoặc vùng) có nhiều dạng địa hình, hệ số Kđht được tính như sau:

Kđht = (S1 x 1,0 + S2 x 1,1)/(S1 + S2)

5.2. Định mức điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp tỉnh quy định trong tập định mức này (Mttb) áp dụng cho đơn vị tính trung bình có hệ số quy mô diện tích Kdtt = 1 (diện tích điều tra trung bình là 500.000 ha), hệ số đơn vị hành chính trực thuộc Khct = 1 (số đơn vị hành chính cấp huyện trung bình là 11 huyện/tỉnh); hệ số mức độ khó khăn về địa hình Kđht = 1 (tỉnh đồng bằng).

Khi tính mức cho từng tỉnh cụ thể căn cứ vào diện tích điều tra, số đơn vị hành chính và địa hình, tỷ lệ bản đồ thực tế của tỉnh để tính theo công thức sau:

Mt = Mttb x Kdtt x Khct x Kđht + Mlm + Mpt

Trong đó:

– Mt là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, đánh giá thoái hóa đất cho một đơn vị hành chính cấp tỉnh.

– Mttb là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, đánh giá thoái hóa đất cho tỉnh trung bình (không tính các nội dung lấy mẫu đất; phân tích mẫu đất).

– Kdtt là hệ số quy mô diện tích, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 01).

– Khct là hệ số điều chỉnh về số đơn vị hành chính, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 02).

– Kđht là hệ số mức độ khó khăn về địa hình, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (Bảng 03).

– Mlm là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra lấy mẫu đất của tỉnh = định mức/01 mẫu đất x số lượng mẫu đất của tỉnh.

– Mpt là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) phân tích mẫu đất = định mức/mẫu đất x số lượng mẫu đất phân tích của tỉnh.

5.3. Định mức điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh quy định trong tập định mức này bao gồm:

– Định mức tỉnh trung bình (Mttb) áp dụng cho đơn vị tỉnh trung bình có hệ số quy mô diện tích Kdtt = 1 (diện tích điều tra trung bình là 500.000 ha), hệ số đơn vị hành chính trực thuộc Khct = 1 (số đơn vị hành chính cấp huyện trung bình là 11 huyện/tỉnh); hệ số mức độ khó khăn về địa hình Kđht = 1 (tỉnh đồng bằng) (Áp dụng tính Bước 1, Bước 5 và Bước 6).

– Định mức khu vực trung bình (Mkvtb) áp dụng cho một khu vực trung bình có hệ số quy mô diện tích điều tra Kđtk = 1 (diện tích điều tra trung bình là 300 ha); hệ số khó khăn về địa hình Kđhk = 1 (khu vực điều tra là vùng đồng bằng) (Áp dụng tính Bước 2, Bước 3 và Bước 4).

Khi tính mức cho từng tỉnh cụ thể căn cứ vào diện tích điều tra, số đơn vị hành chính, địa hình, tỷ lệ bản đồ và số khu vực bị ô nhiễm thực tế của tỉnh để tính theo công thức sau:

Mt = (Mttb x Kdtt x Khct x Kđht) + + Mlm + Mpt

Trong đó:

– Mt Định mức điều tra, đánh giá ô nhiễm đất của tỉnh.

– Mttb là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, đánh giá ô nhiễm đất của tỉnh trung bình chỉ áp dụng cho Bước 1, Bước 5 và Bước 6.

– Kđtt là hệ số quy mô diện tích của tỉnh, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 01).

– Khct là hệ số điều chỉnh về số đơn vị hành chính của tỉnh, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 02).

– Kđht là hệ số mức độ khó khăn về địa hình của tỉnh, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (Bảng 03).

– Mlm là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) lấy mẫu đất, mẫu nước = định mức/01 mẫu x số lượng mẫu đất, mẫu nước của tỉnh.

– Mpt là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) phân tích mẫu = định mức/mẫu đất, mẫu nước x số lượng mẫu đất, mẫu nước phân tích của tỉnh.

– n: số khu vực bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.

– Mkvi: là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, đánh giá ô nhiễm đất của một khu vực cụ thể, được tính bằng công thức:

Mkvi = Mkvtb x Kdtk x Kđht

Trong đó:

+ Mkvtb là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, đánh giá ô nhiễm đất của một khu vực trung bình và không tính các nội dung lấy mẫu đất, mẫu nước; phân tích mẫu đất, mẫu nước.

+ Kdtk là hệ số quy mô diện tích theo khu vực điều tra, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 04).

– Kđht là hệ số mức độ khó khăn về địa hình được xác định tại Bảng 03.

Bảng 04: Hệ số quy mô diện tích (Kdtk) khu vực điều tra

Diện tích điều tra (ha) Kdtk
< 50 0,89
50 – < 300 0,90 – 0,99
300 – < 600 1,00 – 1,09
> 600 1,10

5.4. Định mức điều tra, phân hạng đất nông nghiệp cấp tỉnh quy định trong tập định mức này (Mttb) áp dụng cho tỉnh trung bình có hệ số quy mô diện tích điều tra Kdtt = 1 (diện tích điều tra trung bình là 500.000 ha); hệ số điều chỉnh về số đơn vị hành chính trực thuộc Khct = 1 (số đơn vị hành chính cấp huyện trung bình là 11 huyện/tỉnh); hệ số điều chỉnh mức độ khó khăn địa hình Kđht = 1 (tỉnh thuộc vùng đồng bằng).

Khi tính mức cho tỉnh cụ thể căn cứ vào diện tích điều tra, số đơn vị hành chính và địa hình, tỷ lệ bản đồ thực tế của tỉnh để tính theo công thức sau:

Mt = Mttb x Kdtt x Khct x Kđht

Trong đó:

– Mt là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, phân hạng đất nông nghiệp của tỉnh.

– Mttb là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, phân hạng đất nông nghiệp của tỉnh trung bình.

– Kdtt là hệ số quy mô diện tích, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 01).

– Khct là hệ số điều chỉnh về số đơn vị hành chính, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 02).

– Kđht là hệ số mức độ khó khăn về địa hình, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (Bảng 03).

5.5. Định mức điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng quy định trong tập định mức này (Mvtb) áp dụng cho vùng trung bình có hệ số quy mô diện tích điều tra Kdtv = 1 (diện tích điều tra trung bình là 5.000.000 ha); hệ số điều chỉnh về số đơn vị hành chính trực thuộc Khcv = 1 (số đơn vị hành chính cấp tỉnh trung bình là 10 tỉnh/vùng); hệ số mức độ khó khăn về địa hình Kđhv = 1 (vùng đồng bằng).

Khi tính mức cho vùng cụ thể căn cứ vào diện tích điều tra, số đơn vị hành chính và địa hình thực tế của vùng để tính theo công thức sau:

Mv = Mvtb x Kdtv x Khcv x Kđhv + Mpd + M + Mpt

Trong đó:

– Mv là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai của vùng.

– Mvtb là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai của vùng trung bình (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất).

– Kdtv là hệ số quy mô diện tích, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 05).

– Khcv là hệ số đơn vị hành chính, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 06).

– Kđhv là hệ số mức độ khó khăn về địa hình, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (Bảng 03).

– Mpd là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra phẫu diện đất của vùng = định mức/01 phẫu diện đất x số lượng phẫu diện đất của vùng.

– M là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra khoanh đất = định mức/khoanh đất điều tra x số lượng khoanh đất điều tra của vùng.

– Mpt là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) phân tích mẫu đất = định mức/mẫu đất x số lượng mẫu đất phân tích của vùng.

Bảng 05: Hệ số quy mô diện tích (Kdtv) cấp vùng

Diện tích điều tra (ha) Kdtv
< 2.000.000 0,95
2.000.000 – < 5.000.000 0,96 – 0,99
5.000.000 – < 9.000.000 1,00 – 1,09
≥ 9.000.000 1,10

Bảng 06: Hệ số đơn vị hành chính (Khcv) cấp vùng

Số đơn vị hành chính cấp tỉnh Khcv
< 5 0,88
5 – 9 0,9 – 0,98
10 1,00
11 – 14 1,02 – 1,08
> 14 1,10

5.6. Định mức điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp vùng quy định trong tập định mức này (Mvtb) áp dụng cho vùng trung bình có hệ số quy mô diện tích điều tra Kdtv = 1 (diện tích điều tra trung bình là 5.000.000 ha), hệ số đơn vị hành chính trực thuộc Khcv = 1 (số đơn vị hành chính cấp tỉnh trung bình là 10 tỉnh/vùng); hệ số mức độ khó khăn về địa hình Kđhv = 1 (vùng đồng bằng).

Khi tính mức cho vùng cụ thể căn cứ vào diện tích điều tra, số đơn vị hành chính và địa hình thực tế của vùng để tính theo công thức sau:

Mv = Mvtb x Kdtv x Khcv x Kđhv + Mlm + Mpt

Trong đó:

– Mv là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, đánh giá thoái hóa đất cho một vùng.

– Mvtb là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra, đánh giá thoái hóa đất cho vùng trung bình (không tính các nội dung lấy mẫu đất; phân tích mẫu đất).

– Mpt là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) phân tích mẫu đất = định mức/mẫu đất x số lượng mẫu đất phân tích của vùng.

– Kdtv là hệ số quy mô diện tích, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 05).

– Khcv là hệ số đơn vị hành chính, được tính theo phương pháp nội suy (Bảng 06).

– Kđhv là hệ số mức độ khó khăn về địa hình, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền (Bảng 03).

– Mlm là mức (lao động, dụng cụ, thiết bị, vật liệu) điều tra lấy mẫu đất của vùng = định mức/mẫu đất x số lượng mẫu đất của vùng.

5.7. Định mức tổng hợp kết quả đánh giá đất đai cả nước quy định trong tập định mức này gồm các nội dung đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai và đánh giá thoái hóa đất của cả nước từ cấp vùng.

5.8. Định mức phân tích mẫu đất, mẫu nước phục vụ trong điều tra, đánh giá đất đai quy định theo từng chỉ tiêu phân tích.

  1. Quy định chữ viết tắt
Nội dung viết tắt Chữ viết tắt
Kỹ sư bậc 1, 2, 3, 4, 5, 6 KS1, KS2, KS3, KS4, KS5, KS6
Kỹ sư chính bậc 2 KSC2
Kỹ thuật viên bậc 4, 6 KTV4, KTV6
Lái xe bậc 2 LX2
Lao động kỹ thuật LĐKT
Cấp bậc công việc CBCV
Nhu cầu oxi sinh hóa BOD5
Dung tích hấp thu CEC
Nhu cầu oxi hóa học COD
Đơn vị đất DVD
Đơn vị chất lượng đất ĐVCLĐ
Hệ thống thông tin địa lý GIS
Hệ thống định vị toàn cầu GPS
Kali tổng số K2O (%)
Nitơ tổng số N (%)
Chất hữu cơ tổng số OM (%)
Phốt pho tổng số P2O5 (%)
Độ chua của đất pHKCl
Chì Pb
Cadimi Cd
Đồng Cu
Asen As
Kẽm Zn
Crôm Cr
Bảo vệ thực vật BVTV
Nitơ amôn NH4+
Photphat PO43
Quy chuẩn Việt Nam QCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
Tài nguyên môi trường TNMT
Thành phần cơ giới TPCG
Tổng số muối tan TSMT
Khu vực trung bình KVTB
Kim loại nặng KLN
Trung bình TB
Bản đồ
Khoanh đất nông nghiệp KĐNN
Khoanh đất phi nghiệp KĐPNN

Phần II

ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

A. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH

I. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH LẦN ĐẦU

  1. Nội dung công việc

Bước 1. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

  1. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

1.1. Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến chất lượng đất, tiềm năng đất đai

1.1.1. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về đất, chất lượng đất, ô nhiễm đất, thoái hóa đất, phân hạng đất nông nghiệp.

1.1.2. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về hiện trạng môi trường đất, khí hậu, biến đổi khí hậu.

1.1.3. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về thủy lợi, thủy văn nước mặt.

1.2. Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế – xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất.

1.2.1. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu về tình hình phát triển kinh tế – xã hội.

1.2.2. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng, biến động sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất.

  1. Đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập

2.1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.

2.1.1. Sắp xếp, phân loại theo chuyên mục, nguồn gốc hay thời gian tổng hợp xây dựng.

2.1.2. Đối chiếu các số liệu cũ với hiện trạng để xác định sự phù hợp với thực tế của từng nguồn số liệu (tập trung vào những tài liệu và số liệu thiết yếu với mục tiêu, quy mô, ranh giới đất sẽ được đánh giá).

2.1.3. Phân tích, đánh giá tính chính xác, khách quan và thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được.

2.2. Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thể sử dụng, xác định những thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ cần điều tra bổ sung.

2.2.1. Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thể kế thừa, sử dụng cho điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai.

2.2.2. Đối chiếu nguồn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã lựa chọn với yêu cầu thông tin đầu vào cần thiết cho điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, xác định những thông tin còn thiếu cần điều tra bổ sung.

2.3. Xây dựng báo cáo đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.

Bước 2. Lập kế hoạch và điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa

  1. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa

1.1. Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra

1.1.1. Rà soát, lựa chọn những nội dung cần thể hiện trên bản đồ kết quả điều tra (sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng kỳ của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp; tỷ lệ bản đồ và các yếu tố cần thể hiện theo quy định kỹ thuật).

1.1.2. Chuyển nội dung các thông tin về tình hình sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: hiện trạng, biến động và tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra.

1.1.3. Chuyển các thông tin liên quan về thổ nhưỡng như loại đất/nhóm đất, độ dày tầng đất, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu; địa hình (độ dốc, địa hình tương đối) từ bản đồ đất và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra.

1.1.4. Chuyển nội dung các thông tin về khí hậu gồm: lượng mưa, tổng tích ôn, khô hạn, gió từ bản đồ phân vùng khí hậu và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra.

1.1.5. Chuyển các thông tin liên quan về chế độ nước, gồm: chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng từ bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra.

1.1.6. Chuyển các thông tin liên quan về loại hình thoái hóa, loại đất thoái hóa, mức độ thoái hóa từ bản đồ thoái hóa đất và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập lên bản đồ kết quả điều tra.

1.1.7. Chuyển các thông tin liên quan về các điểm hoặc khu vực đất bị ô nhiễm từ bản đồ hiện trạng môi trường đất và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập lên bản đồ kết quả điều tra.

1.2. Khảo sát sơ bộ và xác định thông tin, nội dung, số lượng phẫu diện, khu vực cần điều tra tại thực địa

1.2.1. Khảo sát sơ bộ, xác định hướng, tuyến điều tra.

1.2.2. Tính toán số lượng phẫu diện đất, số lượng khoanh đất điều tra.

1.3. Xác định ranh giới khoanh đất, điểm đào phẫu diện đất lên bản đồ kết quả điều tra

1.3.1. Xác định ranh giới, số thứ tự các khoanh đất cần điều tra lên bản đồ kết quả điều tra.

1.3.2. Xây dựng sơ đồ mạng lưới phẫu diện.

1.3.3. In bản đồ kết quả điều tra nội nghiệp phục vụ điều tra thực địa.

1.3.4. Thống kê số lượng khoanh đất và đặc trưng của khoanh đất điều tra.

1.3.5. Xác định nội dung điều tra theo từng khoanh đất và khu vực tại thực địa.

1.4. Chuẩn bị bản tả phẫu diện đất, phiếu điều tra khoanh đất.

1.5. Xây dựng báo cáo kế hoạch điều tra thực địa.

  1. Điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa

2.1. Công tác ngoại nghiệp (không bao gồm điều tra phẫu diện đất)

2.1.1. Rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất điều tra theo các chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử dụng, thổ nhưỡng, địa hình, chế độ nước lên bản đồ kết quả điều tra.

2.1.2. Xác định vị trí khoanh đất điều tra và chấm điểm đào phẫu diện lên bản đồ kết quả điều tra. Tọa độ điểm đào phẫu diện được xác định bằng thiết bị định vị.

2.1.3. Mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số)

a) Vị trí, địa hình, thời tiết, tọa độ điểm đào phẫu diện.

b) Loại đất (hay nhóm đất phụ); địa hình (độ dốc hoặc địa hình tương đối); độ dày tầng đất mịn và một số thông tin thổ nhưỡng khác.

c) Chế độ nước (chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng).

2.2. Điều tra phẫu diện đất (Đào hoặc khoan, mô tả phẫu diện đất; lấy tiêu bản đất và mẫu đất của phẫu diện)

2.2.1. Đào phẫu diện đất (hoặc khoan phẫu diện khi không đủ mặt bằng để đào).

2.2.2. Chụp ảnh minh họa phẫu diện đất, ảnh cảnh quan khoanh đất điều tra.

2.2.3. Mô tả phẫu diện đất.

2.2.4. Lấy mẫu đất, tiêu bản, đóng gói và bảo quản mẫu đất.

2.3. Công tác nội nghiệp

2.3.1. Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất điều tra thực địa.

2.3.2. Sao lưu mạng lưới điểm đào phẫu diện, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra.

2.3.3. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra ngoại nghiệp.

  1. Điều tra khoanh đất (điều tra tình hình sử dụng đất và tiềm năng đất đai theo khoanh đất)

3.1. Điều tra tình hình sử dụng đất và tiềm năng đất nông nghiệp theo khoanh đất nông nghiệp

3.1.1. Điều tra về tình hình sử dụng đất nông nghiệp

a) Hiện trạng, biến động và tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

b) Diễn biến năng suất trong 05 năm trở lại đây theo từng mục đích sử dụng.

c) Các kỹ thuật canh tác sử dụng đất như xây dựng thiết kế đồng ruộng, làm đất, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khai thác lâm sản, thủy sản, thu hoạch nông sản.

d) Mức đầu tư đối với từng mục đích sử dụng đất như giống, phân bón, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật.

3.1.2. Điều tra về tiềm năng đất nông nghiệp thông qua các chỉ tiêu đánh giá

a) Hiệu quả kinh tế.

b) Hiệu quả xã hội.

c) Hiệu quả môi trường.

3.2. Điều tra tình hình sử dụng đất và tiềm năng đất phi nông nghiệp theo khoanh đất phi nông nghiệp

3.2.1. Điều tra về tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp, gồm: Hiện trạng, biến động sử dụng đất, các kỹ thuật, quy trình công nghệ áp dụng trong sản xuất phi nông nghiệp, mức đầu tư sản xuất (khối lượng hàng hóa, vật chất đầu tư vào sản xuất).

3.2.2. Điều tra về tiềm năng đất phi nông nghiệp thông qua các chỉ tiêu đánh giá

a) Hiệu quả kinh tế.

b) Hiệu quả xã hội.

c) Hiệu quả môi trường.

3.3. Các yếu tố có liên quan đến quá trình biến đổi chất lượng đất như địa hình, khí hậu, thảm thực vật và chế độ nước.

Bước 3. Tổng hp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp

  1. Tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề dạng giấy đã thu thập được

1.1. Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ đất thu thập được: Trên bản đồ thu thập được (bản giấy, ở tỷ lệ bản đồ cấp tỉnh), tiến hành khoanh vẽ ranh giới các khoanh đất theo theo bộ chỉ tiêu phân cấp (tập trung vào các chỉ tiêu về loại đất, địa hình, độ phì nhiêu đất).

1.2. Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ khí hậu thu thập được.

1.3. Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt thu thập được.

  1. Chuẩn bị bản đồ kết quả sản phẩm

2.1. Xác định cơ sở toán học và các yếu tố nền chung cho bản đồ kết quả sản phẩm.

2.2. Chuyển đổi dữ liệu dạng số các bản đồ chuyên đề hoặc lớp thông tin chuyên đề về tình hình sử dụng đất, thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, chế độ nước, thoái hóa đất, ô nhiễm đất có định dạng khác nhau về định dạng thống nhất theo quy định kỹ thuật.

2.3. Xác định và chỉnh lý các yếu tố nội dung của bản đồ kết quả sản phẩm.

2.4. Hoàn thiện các yếu tố cơ sở chuẩn cho bản đồ kết quả sản phẩm.

2.5. Chuyển kết quả tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề dạng giấy đã thu thập được từ Mục 1 Bước này lên bản đồ số.

  1. Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính trong mỗi lớp thông tin theo định dạng tương ứng với phân cấp bản đồ chuyên đề.

3.1. Lớp thông tin địa hình (độ dốc, địa hình tương đối), thổ nhưỡng (loại đất/nhóm đất phụ, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu).

3.2. Lớp thông tin về tình hình sử dụng đất (loại đất theo mục đích sử dụng, tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, kỹ thuật canh tác sử dụng đất, mức đầu tư, diễn biến năng suất).

3.3. Lớp thông tin về khí hậu (lượng mưa, tổng tích ôn, số tháng khô hạn).

3.4. Lớp thông tin về chế độ nước (chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng).

3.5. Lớp thông tin về độ phì nhiêu đất (đối với đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng).

3.6. Lớp thông tin về các loại hình thoái hóa đất, ô nhiễm đất.

3.7. Lớp thông tin kết quả đánh giá chất lượng đất (đơn vị chất lượng đất).

3.8. Lớp thông tin về hiệu quả kinh tế (giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, hiệu quả đầu tư) và kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất.

3.9. Lớp thông tin về hiệu quả xã hội (giải quyết nhu cầu lao động, mức độ chấp nhận của người sử dụng đất, mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành) và kết quả đánh giá hiệu quả xã hội (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất.

3.10. Lớp thông tin về hiệu quả môi trường (tăng khả năng che phủ đất; duy trì bảo vệ đất; giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm đất) và kết quả đánh giá hiệu quả môi trường (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất.

3.11. Lớp thông tin về đánh giá mức độ phù hợp của đơn vị chất lượng đất theo mục đích sử dụng đất (thấp, trung bình, cao).

3.12. Lớp thông tin kết quả đánh giá tiềm năng đất đai (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất.

  1. Phân tích mẫu đất

4.1. Lựa chọn mẫu đất phân tích bao gồm toàn bộ mẫu đất của phẫu diện chính và mẫu đất tầng mặt của phẫu diện phụ.

4.2. Chỉ tiêu phân tích bao gồm dung trọng, độ chua của đất (pHKCl), chất hữu cơ tổng số (OM%), thành phần cơ giới (cát, cát mịn, limon, sét), dung tích hấp thu (CEC), nitơ tổng số (N%), phốt pho tổng số (P2O5%), kali tổng số (K2O%); đối với khu vực ven biển phân tích thêm chỉ tiêu lưu huỳnh tổng số và muối tan tổng số.

  1. Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai.
  2. Tổng hợp, xử lý kết quả điều tra khoanh đất.
  3. Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin.

Bước 4. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai

  1. Xây dựng bản đồ chất lượng đất

1.1. Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất.

1.2. Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế.

1.3. Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất.

1.4. Thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, tình hình sử dụng đất.

1.5. Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất để thành lập lớp thông tin về chất lượng đất.

1.6. Chồng xếp bản đồ chất lượng đất và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định chất lượng đất theo mục đích sử dụng.

1.7. Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ chất lượng đất.

1.8. In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất.

  1. Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai

2.1. Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai.

2.2. Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế.

2.3. Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất.

2.4. Thành lập lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

2.5. Chồng xếp các lớp thông tin hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và lớp thông tin về đơn vị chất lượng đất để xây dựng lớp thông tin về tiềm năng đất đai.

2.6. Chồng xếp bản đồ tiềm năng đất đai và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất.

2.7. Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ.

2.8. In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai.

Bước 5. Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai

  1. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất

1.1. Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất.

1.2. Phân tích, đánh giá các quá trình hình thành, biến đổi chất lượng đất.

1.3. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến chất lượng đất.

1.4. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất theo mục đích sử dụng đất.

1.5. Tổng hợp đánh giá chất lượng đất lần đầu.

  1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai

2.1. Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá tiềm năng đất đai.

2.2. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tiềm năng đất đai.

2.3. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của phát triển kinh tế – xã hội đến tiềm năng đất đai.

2.4. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tác động đến tiềm năng đất đai.

2.5. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường).

2.6. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất.

  1. Xây dựng báo cáo đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần đầu.

Bước 6. Đề xuất các giải pháp bảo vệ, ci tạo đất và định hướng sử dụng đất bền vững

  1. Xác định quan điểm, mục tiêu chiến lược khai thác tài nguyên đất bền vững.
  2. Xác định các giải pháp về quản lý, sử dụng đất bền vững.
  3. Xác định các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ và cải tạo đất.
  4. Đề xuất định hướng sử dụng đất

4.1. Xây dựng định hướng sử dụng đất

4.1.1. Xây dựng định hướng sử dụng đất bền vững trên cơ sở kết quả tổng hợp tiềm năng đất đai theo các kịch bản biến đổi khí hậu.

4.1.2. Lựa chọn định hướng sử dụng đất phù hợp ứng phó với biến đổi khí hậu.

4.1.3. Định hướng lựa chọn các mô hình sử dụng đất bền vững theo theo các mốc thời gian của kịch bản biến đổi khí hậu.

4.2. Xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất.

4.2.1. Nhập thông tin và thành lập các lớp thông tin chuyên đề về khí hậu theo các mốc thời gian và kịch bản biến đổi khí hậu.

4.2.2. Chồng xếp lớp thông tin chuyên đề về khí hậu với bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai để thành lập các bản đồ định hướng sử dụng đất bền vững theo các mốc thời gian của kịch bản biến đổi khí hậu.

4.3. Xây dựng báo cáo thuyết minh định hướng sử dụng đất.

Bước 7. Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo tổng kết dự án

  1. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.
  2. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai.
  3. Nhân sao tài liệu, tổ chức hội thảo.
  4. Hoàn chỉnh tài liệu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai.
  5. Xây dựng báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết dự án.
  6. Phục vụ nghiệm thu và bàn giao kết quả.

2. Định biên, định mức

2.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tỉnh lần đầu (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 07

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
1.1 Thu thập nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến chất lượng đất, tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 82
1.2 Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế – xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 80
2 Đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập
2.1 Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập Nhóm 4 (4KS3) 88
2.2 Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thể sử dụng, xác định những thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ cần điều tra bổ sung Nhóm 4 (4KS3) 80
2.3 Xây dựng báo cáo đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập Nhóm 2 (2KS3) 20
Bước 2 Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất ti thc đa
1 Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa
1.1 Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra Nhóm 4 (1KTV6, 3KS3) 84
1.2 Khảo sát sơ bộ và xác định thông tin, nội dung, số lượng phẫu diện, khu vực cần điều tra tại thực địa
1.2.1 Khảo sát sơ bộ, xác định hướng, tuyến điều tra Nhóm 3 (1LX2, 1KTV6, 1KS3) 23
1.2.2 Tính toán số lượng phẫu diện đất, số lượng khoanh đất điều tra Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 19
1.3 Xác định ranh giới khoanh đất, điểm đào phẫu diện đất lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 200
1.4 Chuẩn bị bản tả phẫu diện đất, phiếu điều tra khoanh đất Nhóm 2 (2KS3) 20
1.5 Xây dựng báo cáo kế hoạch điều tra thực địa Nhóm 2 (2KS3) 70
2 Điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa
2.1 Công tác ngoại nghiệp (không bao gồm điều tra phẫu diện đất) Nhóm 4 (1LX2, 1KTV6, 2KS3) 104
2.2 Công tác nội nghiệp
2.2.1 Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất điều tra thực địa Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 36
2.2.2 Sao lưu mạng lưới điểm đào phẫu diện, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (2KS3) 60
2.2.3 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra ngoại nghiệp Nhóm 2 (2KS3) 100
Bước 3 Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp
1 Tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề dạng giấy đã thu thập được Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 31
2 Chuẩn bị bản đồ kết quả sản phẩm Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 143
3 Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính trong mỗi lớp thông tin theo định dạng tương ứng với phân cấp bản đồ chuyên đề Nhóm 2 (2KS3) 68
4 Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 332
5 Tổng hợp, xử lý kết quả điều tra khoanh đất Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 260
6 Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 63
Bước 4 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai
1 Xây dựng bản đồ chất lượng đất
1.1 Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 4
1.2 Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 120
1.3 Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 70
1.4 Thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, tình hình sử dụng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 320
1.5 Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất để xây dựng bản đồ chất lượng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 120
1.6 Chồng xếp bản đồ chất lượng đất và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định chất lượng đất theo mục đích sử dụng Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 154
1.7 Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 12
1.8 In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 14
2 Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai
2.1 Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 4
2.2 Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 120
2.3 Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 70
2.4 Thành lập lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 320
2.5 Chồng xếp các lớp thông tin hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường và lớp thông tin về đơn vị chất lượng đất để xây dựng lớp thông tin về tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 120
2.6 Chồng xếp bản đồ tiềm năng đất đai và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 154
2.7 Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 12
2.8 In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 14
Bước 5 Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai
1 Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất
1.1 Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất Nhóm 2 (2KS3) 55
1.2 Phân tích, đánh giá các quá trình hình thành, biến đổi chất lượng đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 40
1.3 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến chất lượng đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 60
1.4 Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất theo mục đích sử dụng đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 100
1.5 Tổng hợp đánh giá chất lượng đất lần đầu Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 50
2 Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai
2.1 Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 65
2.2 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 20
2.3 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của phát triển kinh tế – xã hội đến tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 40
2.4 Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tác động đến tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 60
2.5 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường) Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 45
2.6 Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 80
3 Xây dựng báo cáo đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần đầu Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 110
Bước 6 Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng sử dụng đất bền vững      
1 Xác định quan điểm, mục tiêu chiến lược khai thác tài nguyên đất bền vững Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 23
2 Xác định các giải pháp về quản lý, sử dụng đất bền vững Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 34
3 Xác định các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ và cải tạo đất Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 34
4 Đề xuất định hướng sử dụng đất
4.1 Xây dựng định hướng sử dụng đất Nhóm 4 (2KS4, 2KS6) 35
4.2 Xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 180
4.3 Xây dựng báo cáo thuyết minh định hướng sử dụng đất Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 15
Bước 7 Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo tổng kết dự án
1 Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 55
2 Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KS4, 1KS6, 1KSC2) 20
3 Nhân sao tài liệu, tổ chức hội thảo Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 2
4 Hoàn chỉnh tài liệu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 10
5 Xây dựng báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết dự án Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 15
6 Phục vụ nghiệm thu và bàn giao kết quả Nhóm 2 (KTV6, 1KS3) 2

Ghi chú: Trường hợp đã thực hiện điều tra thoái hóa đất kỳ đầu, khi tính mức được xác định theo thời gian thực hiện điều tra thoái hóa đất:

– Thời gian điều tra không quá 24 tháng tính bằng 30% định mức của Bước 1, Mục 1 Bước 2 và Mục 1, 2, 3 Bước 3; các nội dung còn lại được tính 100% định mức quy định tại Bảng 07.

– Thời gian điều tra không quá 48 tháng tính bằng 80% định mức của Bước 1, Mục 1 Bước 2 và Mục 1, 2, 3 Bước 3; các nội dung còn lại được tính 100% định mức quy định tại Bảng 07.

– Thời gian điều tra trên 48 tháng được tính 100% định mức quy định tại Bảng 07.

2.2. Điều tra phẫu diện đất (Đào hoặc khoan, mô tả phẫu diện đất; lấy tiêu bản đất và mẫu đất của phẫu diện)

Bảng 08

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/phẫu diện)
Chính Phụ Thăm dò
1 Trường hợp đào phẫu diện, mô tả phẫu diện đất; lấy tiêu bản đất và mẫu đất Nhóm 4 (2KS3, 1KTV6, 1LX2) 0,75 0,38 0,25
2 Trường hợp khoan phẫu diện, mô tả phẫu diện đất; lấy tiêu bản đất và mẫu đất Nhóm 4 (2KS3, 1KTV6, 1LX2) 0,38 0,25 0,12

2.3. Điều tra khoanh đất (điều tra tình hình sử dụng đất và tiềm năng đất đai theo khoanh đất)

Bảng 09

STT Loại khoanh đất điều tra Định biên Diện tích khoanh đất
(ha)
Định mức
(Công nhóm/khoanh đất)
Bản đồ tỷ lệ 1/25.000 Bản đồ tỷ lệ 1/50.000 Bản đồ tỷ lệ 1/100.000 Bản đồ tỷ lệ 1/25.000 Bản đồ tỷ lệ 1/50.000 Bản đồ tỷ lệ 1/100.000
1 Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồng bằng; ven biển Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 15 60 240 0,20 0,50 0,62
2 Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồi núi Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 25 100 400 0,37 0,75 1,00
3 Khoanh đất phi nông nghiệp Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 15 60 240 0,20 0,50 0,62

2.4. Phân tích mẫu đt: Theo quy định tại Bảng 28.

II. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH LẦN TIẾP THEO

  1. Nội dung công việc

Bước 1. Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa

  1. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất phục vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo.

1.2. Kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai kỳ trước.

1.3. Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên đất hàng năm.

  1. Đánh giá, lựa chọn các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung

2.1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.

2.2. Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thể sử dụng.

2.3. Xây dựng báo cáo đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung.

  1. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa

3.1. Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra (kế thừa bản đồ kết quả điều tra kỳ trước và xác định các nội dung phát sinh trong lần tiếp theo).

3.2. Xác định và chỉnh lý ranh giới các khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa.

3.3. Xác định số lượng phẫu diện, số lượng khoanh đất (phiếu điều tra theo khoanh đất); chấm điểm đào phẫu diện lên bản đồ kết quả điều tra.

  1. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa.

Bước 2. Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra

  1. Điều tra lấy mẫu đất bổ sung

1.1. Công tác ngoại nghiệp (không bao gồm điều tra phẫu diện đất)

1.1.1. Rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất điều tra theo các chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử dụng, thổ nhưỡng, địa hình, chế độ nước lên bản đồ kết quả điều tra.

1.1.2. Xác định vị trí khoanh đất điều tra và chấm điểm đào phẫu diện lên bản đồ kết quả điều tra.

1.1.3. Mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số).

1.2. Điều tra phẫu diện đất (Đào hoặc khoan, mô tả phẫu diện đất; lấy tiêu bản đất và mẫu đất của phẫu diện).

1.3. Công tác nội nghiệp

1.3.1. Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất điều tra thực địa.

1.3.2. Sao lưu mạng lưới điểm đào phẫu diện, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra.

1.3.3. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra ngoại nghiệp.

  1. Điều tra khoanh đất (điều tra bổ sung sự thay đổi tình hình sử dụng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ điều tra, đánh giá trước theo khoanh đất)

2.1. Điều tra bổ sung về tình hình sử dụng và tiềm năng đất đất nông nghiệp

2.1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp

a) Điều tra về hiện trạng, biến động và tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

b) Điều tra diễn biến năng suất trong 05 năm trở lại đây theo từng mục đích sử dụng.

c) Điều tra các kỹ thuật canh tác sử dụng đất như xây dựng thiết kế đồng ruộng, làm đất, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khai thác lâm sản, thủy sản, thu hoạch nông sản.

d) Điều tra mức đầu tư đối với từng mục đích sử dụng đất như giống, phân bón, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật.

2.1.2. Điều tra về tiềm năng đất nông nghiệp thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

2.2. Điều tra bổ sung về tình hình sử dụng và tiềm năng đất phi nông nghiệp

2.2.1. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp, gồm: Hiện trạng, biến động sử dụng đất, các kỹ thuật, quy trình công nghệ áp dụng trong sản xuất phi nông nghiệp, mức đầu tư sản xuất (khối lượng hàng hóa, vật chất đầu tư vào sản xuất).

2.2.2. Điều tra về tiềm năng đất phi nông nghiệp thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

2.3. Điều tra các yếu tố có liên quan đến quá trình biến đổi chất lượng đất như địa hình, khí hậu, thảm thực vật và chế độ nước.

  1. Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

3.1. Phân tích mẫu đất

3.2. Tổng hợp bảng biểu số liệu, xử lý bản đồ kết quả điều tra phục vụ xây dựng bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai

3.2.1. Tổng hợp bảng biểu số liệu.

3.2.2. Tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề dạng giấy đã thu thập bổ sung

a) Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ đất thu thập bổ sung.

b) Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ khí hậu thu thập bổ sung.

c) Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt thu thập bổ sung.

3.2.3. Chuẩn bị bản đồ kết quả sản phẩm

a) Chuyển đổi dữ liệu dạng số các bản đồ chuyên đề hoặc lớp thông tin chuyên đề theo kết quả điều tra bổ sung về tình hình sử dụng đất, thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, chế độ nước, thoái hóa đất, ô nhiễm đất có định dạng khác nhau về định dạng thống nhất.

b) Xác định và chỉnh lý các yếu tố nội dung của bản đồ kết quả sản phẩm.

c) Chuyển kết quả tổng hợp từ điểm 3.2.2 Mục này lên bản đồ số.

3.3. Tổng hợp, xử lý kết quả điều tra khoanh đất.

3.4. Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra.

Bước 3. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai

  1. Xây dựng bản đồ chất lượng đất

1.1. Nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất trên bản đồ chất lượng đất kỳ trước; thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, hiện trạng sử dụng đất

1.1.1. Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất.

1.1.2. Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế.

1.1.3. Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất.

1.1.4. Thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, tình hình sử dụng đất.

1.2. Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề để xây dựng bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo (đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất để xây dựng bản đồ chất lượng đất).

1.3. Chồng xếp bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định chất lượng đất theo mục đích sử dụng.

1.4. Hoàn thiện và biên tập bản đồ chất lượng đất.

1.5. In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo.

  1. Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai

2.1. Nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất trên bản đồ tiềm năng đất đai kỳ trước; thành lập các lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư); hiệu quả xã hội (giải quyết nhu cầu lao động; mức độ chấp nhận của người sử dụng đất; mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành); hiệu quả môi trường (tăng khả năng che phủ đất; duy trì bảo vệ đất; giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm)

2.1.1. Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai

2.1.2. Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế.

2.1.3. Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất.

2.1.4. Thành lập lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

2.2. Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề và lớp thông tin chất lượng đất để xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo (đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất để xây dựng bản đồ chất lượng đất).

2.3. Chồng xếp bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo và lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất để xác định tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng.

2.4. Hoàn thiện và biên tập bản đồ tiềm năng đất đai.

2.5. In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo.

Bước 4. Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững

  1. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng

1.1. Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo.

1.2. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất.

  1. Phân tích, đánh giá xu thế biến đổi chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước

2.1. Đánh giá sự thay đổi chất lượng đất so với kỳ trước.

2.2. Đánh giá sự thay đổi tiềm năng đất đai so với kỳ trước.

2.3. Phân tích, đánh giá xu hướng và nguyên nhân sự thay đổi về chất lượng và tiềm năng đất đai so với kỳ trước.

  1. Đề xuất bổ sung các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất

3.1. Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp về cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất đã đề xuất của kỳ trước.

3.2. Đề xuất bổ sung các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất phù hợp với chất lượng đất, tiềm năng đất đai hiện tại.

Bước 5. Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo

  1. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.
  2. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo.
  3. Nhân sao tài liệu, tổ chức hội thảo.
  4. Hoàn chỉnh tài liệu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo.
  5. Xây dựng báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết dự án.
  6. Phục vụ nghiệm thu và bàn giao kết quả.

2. Định biên, định mức

2.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tnh lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 10

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Điều tra b sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định ni dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa
1 Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất phục vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 110
1.2 Kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai kỳ trước Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 5
1.3 Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên đất hàng năm Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 5
2 Đánh giá, lựa chọn các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung
2.1 Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập Nhóm 4 (4KS3) 32
2.2 Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng Nhóm 4 (4KS3) 20
2.3 Xây dựng báo cáo đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung Nhóm 2 (2KS3) 30
3 Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa
3.1 Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra Nhóm 4 (1KTV6, 3KS3) 30
3.2 Xác định và chỉnh lý ranh giới các khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 70
3.3 Xác định số lượng phẫu diện, số lượng khoanh đất (phiếu điều tra theo khoanh đất); chấm điểm đào phẫu diện lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 15
4 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa Nhóm 2 (2KS3) 35
Bước 2 Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra
1 Điều tra lấy mẫu đất bổ sung
1.1. Công tác ngoại nghiệp (không bao gồm điều tra phẫu diện đất) Nhóm 4 (1LX2, 1KTV6, 2KS3) 104
1.2 Công tác nội nghiệp
1.2.1 Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất điều tra thực địa Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 25
1.2.2 Sao lưu mạng lưới điểm đào phẫu diện, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (2KS3) 35
1.2.3 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra ngoại nghiệp Nhóm 2 (2KS3) 55
2 Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
2.1 Tổng hợp bảng biểu số liệu, xử lý bản đồ kết quả điều tra phục vụ xây dựng bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 635
2.2 Tổng hợp, xử lý kết quả điều tra khoanh đất Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 260
2.3 Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu bản đồ đã điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 63
Bước 3 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai
1 Xây dựng bản đồ chất lượng đất
1.1 Nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất trên bản đồ chất lượng đất kỳ trước; thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, hiện trạng sử dụng đất
1.1.1 Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 4
1.1.2 Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 100
1.1.3 Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 60
1.1.4 Thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, tình hình sử dụng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 280
1.2 Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề để xây dựng bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo (đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất để xây dựng bản đồ chất lượng đất) Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 120
1.3 Chồng xếp bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định chất lượng đất theo mục đích sử dụng Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 154
1.4 Hoàn thiện và biên tập bản đồ chất lượng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 12
1.5 In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 14
2 Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai
2.1 Nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất trên bản đồ tiềm năng đất đai kỳ trước; thành lập các lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư); hiệu quả xã hội (giải quyết nhu cầu lao động; mức độ chấp nhận của người sử dụng đất; mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành); hiệu quả môi trường (tăng khả năng che phủ đất; duy trì bảo vệ đất; giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm)
2.1.1 Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 4
2.1.2 Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 100
2.1.3 Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 60
2.1.4 Thành lập lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 280
2.2 Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề và lớp thông tin chất lượng đất để xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo (đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất để xây dựng bản đồ chất lượng đất) Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 120
2.3 Chồng xếp bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo và lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất để xác định tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 154
2.4 Hoàn thiện và biên tập bản đồ tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 12
2.5 In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 14
Bước 4 Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất b sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững
1 Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng
1.1 Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo Nhóm 2 (2KS3) 55
1.2 Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 40
2 Phân tích, đánh giá xu thế biến đổi chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước
2.1 Đánh giá sự thay đổi chất lượng đất so với kỳ trước Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 65
2.2 Đánh giá sự thay đổi tiềm năng đất đai so với kỳ trước Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 20
2.3 Phân tích, đánh giá xu hướng và nguyên nhân sự thay đổi về chất lượng và tiềm năng đất đai so với kỳ trước Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 40
3 Đề xuất bổ sung các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất
3.1 Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp về cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất đã đề xuất của kỳ trước Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 25
3.2 Đề xuất bổ sung các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất phù hợp với chất lượng đất, tiềm năng đất đai hiện tại Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 25
Bước 5 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo
1 Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 55
2 Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo Nhóm 3 (1KS4, 1KS6, 1KSC2) 20
3 Nhân sao tài liệu, tổ chức hội thảo Nhóm 2 (KTV6, 1KS3) 2
4 Hoàn chỉnh tài liệu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 10
5 Xây dựng báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết dự án Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 15
6 Phục vụ nghiệm thu và bàn giao kết quả Nhóm 2 (KTV6, 1KS3) 2

2.2. Điều tra phẫu diện đất (Đào hoặc khoan, mô tả phẫu diện đất; lấy tiêu bản đất và mẫu đất của phẫu diện): Theo quy định tại Bảng 08

2.3. Điều tra khoanh đất (Điều tra bổ sung sự thay đi tình hình sử dụng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ điều tra trước)

Bảng 11

STT Loi khoanh đất điều tra Định biên Diện tích khoanh đất
(ha)
Định mức
(Công nhóm/khoanh đất)
Bản đồ tỷ lệ 1/25.000 Bản đồ tỷ lệ 1/50.000 Bản đồ tỷ lệ 1/100.000 Bản đồ tỷ lệ 1/25.000 Bản đồ tỷ lệ 1/50.000 Bản đồ tỷ lệ 1/100.000
1 Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồng bằng; ven biển Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 45 180 720 0,45 1,13 1,40
2 Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồi núi Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 75 300 1200 0,83 1,69 2,25
3 Khoanh đất phi nông nghiệp Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 15 60 240 0,2 0,50 0,62
  1. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 28.

B. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT CẤP TỈNH

I. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT CẤP TỈNH LẦN ĐẦU

1. Nội dung công việc

Bước 1. Thu thập tài liệu

  1. Thu thập tài liệu liên quan đến nội dung của dự án

1.1. Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thoái hóa đất

1.1.1. Tài liệu, số liệu, bản đồ về đất và thoái hóa đất.

1.1.2. Tài liệu, số liệu, bản đồ về khí hậu.

1.1.3. Tài liệu, số liệu, bản đồ về thủy lợi, thủy văn nước mặt.

1.2. Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất

1.2.1. Tài liệu, số liệu về tình hình phát triển kinh tế – xã hội.

1.2.2. Tài liệu, số liệu, bản đồ về sử dụng đất.

  1. Đánh giá, lựa chọn các thông tin đã thu thập

2.1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin đã thu thập

2.2.1. Sắp xếp, phân loại theo chuyên mục, nguồn gốc hay thời gian tổng hợp xây dựng.

2.2.2. Đối chiếu các số liệu cũ với hiện trạng để xác định tính phù hợp và tính hiện thực của từng nguồn số liệu (tập trung vào những tài liệu và số liệu thiết yếu với mục tiêu, quy mô, ranh giới đất sẽ được đánh giá).

2.2.3. Phân tích, đánh giá tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin đã thu thập được.

2.2. Lựa chọn thông tin và các loại bản đồ chuyên đề có thể sử dụng, xác định những thông tin cần điều tra bổ sung

2.2.1. Lựa chọn thông tin và các loại bản đồ chuyên đề có thể kế thừa, sử dụng cho đánh giá thoái hóa đất.

2.2.2. Đối chiếu nguồn thông tin đã lựa chọn với yêu cầu thông tin đầu vào cần thiết cho đánh giá thoái hóa đất, xác định những thông tin còn thiếu cần điều tra bổ sung.

  1. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa

3.1. Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra

3.1.1. Rà soát, lựa chọn những nội dung cần thể hiện trên bản đồ kết quả điều tra (sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng kỳ của đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp; tỷ lệ bản đồ và các yếu tố cần thể hiện theo quy định kỹ thuật về bản đồ kết quả điều tra đối với điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai).

3.1.2. Chuyển nội dung chuyên môn từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất và thông tin về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra.

3.1.3. Chuyển nội dung chuyên môn từ bản đồ đất và thông tin về thổ nhưỡng thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra.

3.1.4. Chuyển nội dung chuyên môn từ bản đồ khí hậu và thông tin về các yếu tố khí hậu thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra.

3.1.5. Chuyển nội dung chuyên môn từ bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt và các thông tin về thủy lợi, thủy văn nước mặt thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra.

3.2. Khảo sát sơ bộ và xác định thông tin, nội dung, số lượng điểm điều tra, điểm lấy mẫu đất, khu vực cần điều tra tại thực địa

3.2.1. Khảo sát sơ bộ nội dung, số lượng điểm, khu vực cần điều tra tại thực địa

3.2.2. Xác định thông tin, nội dung, số lượng điểm, khu vực cần điều tra tại thực địa lên bản đồ kết quả điều tra

3.3. Xác định ranh giới khoanh đất, điểm điều tra, điểm lấy mẫu đất lên bản đồ kết quả điều tra đã có các nội dung chuyên môn

3.3.1. Xác định ranh giới các khoanh đất cần điều tra lên bản đồ kết quả điều tra đã có các nội dung chuyên môn sử dụng trong điều tra thoái hóa đất.

3.3.2. Xác định sơ đồ mạng lưới điểm điều tra và điểm lấy mẫu đất.

  1. Xử lý tổng hợp chỉnh lý các loại bản đồ chuyên đề

4.1. Xử lý tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề đã thu thập được

4.1.1. Bản đồ đất.

4.1.2. Bản đồ khí hậu.

4.1.3. Bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt

4.2. Chuẩn bị bản đồ kết quả sản phẩm

4.2.1. Xác định cơ sở toán học và các yếu tố nền chung cho bản đồ.

4.2.2. Chuyển đổi dữ liệu từ các định dạng khác nhau về một định dạng thống nhất.

4.2.3. Xác định và chỉnh lý các yếu tố nội dung chính của bản đồ kết quả sản phẩm.

4.2.4. Hoàn thiện các yếu tố cơ sở chuẩn cho bản đồ.

4.2.5. Chuyển kết quả khoanh vẽ trên bản đồ giấy lên bản đồ số (kết quả xử lý tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề đã thu thập được).

4.3. Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính theo các thông tin chuyên đề đã thu thập

4.3.1. Thiết kế lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất (loại sử dụng, kiểu sử dụng, tình hình sử dụng đất, chế độ canh tác, chế độ tưới tiêu, năng suất cây trồng).

4.3.2. Thiết kế lớp thông tin địa hình, thổ nhưỡng.

4.3.3. Thiết kế lớp thông tin khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, số tháng khô hạn trong năm).

4.3.4. Thiết kế lớp thông tin thủy lợi, thủy văn nước mặt.

4.3.5. Thiết kế lớp thông tin về các loại hình thoái hóa đất.

  1. Xây dựng báo cáo kết quả thu thập thông tin và kế hoạch điều tra thực địa

Bước 2. Điều tra khảo sát thc đa

  1. Điều tra phục vụ chỉnh lý bản đồ đất và xây dựng bản đồ độ phì nhiêu của đất

1.1. Điều tra phục vụ chỉnh lý bản đồ đất, xây dựng bản đồ độ phì nhiêu của đất (không bao gồm công lấy mẫu đất).

1.1.1. Xác định ranh giới khoanh đất theo các chỉ tiêu lên bản đồ dã ngoại tại thực địa (loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, thành phần cơ giới, chế độ nước (thủy lợi, thủy văn nước mặt).

1.1.2. Chấm điểm điều tra lên bản đồ dã ngoại và định vị điểm điều tra bằng thiết bị định vị GPS.

1.1.3. Chọn vị trí và chụp ảnh minh họa điểm điều tra.

1.1.4. Mô tả thông tin về điểm điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số) về các điểm điều tra như: vị trí, địa hình, thời tiết, tọa độ điểm điều tra.

1.1.5. Mô tả thông tin về điểm điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số) về các nội dung cần điều tra

a) Loại đất (hay nhóm phụ hoặc nhóm đất); cấp độ dốc hoặc địa hình tương đối; đặc trưng vật lý đất (độ dày tầng đất mịn, thành phần cơ giới đất).

b) Chế độ nước (thủy lợi, thủy văn nước mặt).

1.2. Điều tra lấy mẫu đất

1.2.1. Lấy mẫu đất, đóng gói và bảo quản mẫu đất (việc lấy mẫu đất phục vụ đánh giá chỉ tiêu tổng số muối tan cần được thực hiện vào mùa khô).

1.2.2. Viết phiếu lấy mẫu đất.

  1. Điều tra phục vụ xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp

2.1. Xác định ranh giới khoanh đất theo loại sử dụng đất nông nghiệp lên bản đồ dã ngoại tại thực địa.

2.2. Chấm điểm điều tra lên bản đồ dã ngoại và định vị điểm điều tra bằng thiết bị định vị GPS.

2.3. Chọn vị trí và chụp ảnh minh họa điểm điều tra.

2.4. Mô tả thông tin về điểm điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số) về các điểm điều tra như: vị trí, địa hình, thời tiết, tọa độ điểm điều tra.

2.5. Mô tả thông tin về điểm điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số) về các nội dung cần điều tra

2.5.1. Hiện trạng thảm thực vật (mùa mưa và mùa khô): cây hàng năm, cây lâu năm, cây lâm nghiệp; chi tiết hóa độ che phủ đất theo thời gian và thời kỳ sinh trưởng.

2.5.2. Tình hình quản lý, sử dụng đối với từng loại sử dụng đất nông nghiệp (quy hoạch và chuyển đổi sử dụng đất, hệ số sử dụng đất).

2.5.3. Xác định loại sử dụng đất nông nghiệp.

  1. Điều tra xác định các loại hình thoái hóa

3.1. Xác định ranh giới khoanh đất theo loại hình thoái hóa lên bản đồ dã ngoại tại thực địa.

3.2. Chấm điểm điều tra lên bản đồ dã ngoại và định vị điểm điều tra bằng thiết bị định vị GPS.

3.3. Chọn vị trí và chụp ảnh minh họa điểm điều tra.

3.4. Mô tả thông tin về điểm điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số) về các điểm điều tra như: vị trí, địa hình, thời tiết, tọa độ điểm điều tra.

3.5. Mô tả thông tin về điểm điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số) về các nội dung cần điều tra

3.5.1. Đất bị suy giảm độ phì: xác định một số đặc trưng của đất bị suy giảm độ phì thông qua các đặc trưng của đất như tầng đất mặt mỏng, tầng đất mặt bị bạc màu, cấu trúc rời rạc hoặc cục tảng, nhiều đá lẫn,… hoặc thông qua sự sinh trưởng, phát triển của thực vật trên đất như sự cằn cỗi của cây trồng, sự xuất hiện của thực vật chỉ thị (sim, mua).

3.5.2. Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa: xác định một số đặc trưng của đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa thông qua các đặc trưng của khí hậu và chế độ tưới, đặc trưng của đất hoặc thông qua sự sinh trưởng, phát triển của thực vật trên đất và sự xuất hiện của thực vật chỉ thị.

3.5.3. Đất bị kết von, đá ong hóa: xác định một số đặc trưng về kích thước, tỷ lệ phần trăm kết von và dạng kết von trong đất (phân biệt rõ đốm loang lổ đỏ vàng hay các ổ kết von đỏ vàng mềm hoặc kết von cứng dạng ôxit sắt hay các tầng đá ong).

Đối với trường hợp không xuất hiện kết von thì điều tra về mức độ nén chặt và kết cấu của đất.

3.5.4. Đất bị xói mòn: xác định một số đặc trưng về độ dày tầng đất mặt, bề mặt đất (có khe rãnh), độ dốc địa hình, thảm thực vật.

3.5.5. Đất bị mặn hóa, phèn hóa

a) Xác định những khu vực bị xâm nhập mặn do ảnh hưởng của tự nhiên theo chu kỳ hoặc bất thường (ranh giới xâm nhập mặn), cây chỉ thị.

b) Xác định những vùng đất không phải là đất phèn, đất mặn đã chuyển từ canh tác nước ngọt sang nước mặn, lợ (nuôi trồng thủy sản, trồng cây ngập mặn), cây chỉ thị.

c) Xác định những khu vực đất phèn, đất mặn ít hoặc mặn trung bình chuyển sang nuôi trồng thủy sản nước mặn (có đào đắp ao nuôi làm thay đổi bề mặt tự nhiên của đất, các tầng phèn tiềm tàng bị chuyển thành phèn hoạt động).

4. Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp

4.1. Điều tra phương thức chăm sóc (làm đất, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật), phương thức khai thác hoặc thu hoạch.

4.2. Điều tra tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất (cây trồng hoặc vật nuôi) và diễn biến năng suất trong năm (05) năm trở lại đây (theo từng loại sử dụng đất nông nghiệp).

4.3. Điều tra đặc trưng cơ bản của từng loại sử dụng đất nông nghiệp

4.3.1. Điều tra việc xây dựng thiết kế đồng ruộng như đào đắp bờ ruộng, đào đắp ao nuôi, tần suất nạo vét bùn đáy ao.

4.3.2. Điều tra về lượng giống, phân bón hay thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật.

4.3.3. Điều tra năng suất, sản lượng sản phẩm chính, phụ của từng loại sử dụng đất nông nghiệp.

4.4. Các vấn đề có liên quan đến quá trình hình thành và nguyên nhân thoái hóa đất.

Bước 3. Nội nghiệp

  1. Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp

1.1. Phân tích mẫu đất (bao gồm lựa chọn mẫu đất và phân tích mẫu đất theo các chỉ tiêu đã quy định).

1.2. Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ thoái hóa đất và đánh giá thoái hóa đất.

1.3. Sao chuyển mạng lưới điểm điều tra, điểm lấy mẫu đất, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả sản phẩm.

1.4. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra nội, ngoại nghiệp.

  1. Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu

2.1. Xây dựng bản đồ độ phì nhiêu của đất

2.1.1. Lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng bản đồ độ phì nhiêu của đất.

2.1.2. Nhập thông tin thuộc tính theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất, thành lập các bản đồ chuyên đề.

2.1.3. Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất.

2.1.4. Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập các bản đồ chuyên đề.

2.1.5. Chồng xếp các lớp thông tin xây dựng bản đồ độ phì nhiêu của đất.

2.1.6. Xây dựng báo cáo thuyết minh về độ phì nhiêu của đất.

2.2. Xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp

2.2.1. Lựa chọn các chỉ tiêu để xác định loại sử dụng đất nông nghiệp.

2.2.2. Xác định phạm vi phân bố của các loại sử dụng đất nông nghiệp theo tài liệu thu thập.

2.2.3. Xử lý phiếu điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp.

2.2.4. Nhập kết quả điều tra thực địa về các loại sử dụng đất nông nghiệp lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất, xác định, bổ sung và chỉnh lý ranh giới của các loại sử dụng đất nông nghiệp.

2.2.5. Biên tập bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp.

2.2.6. Thống kê và tổng hợp diện tích của các loại sử dụng đất nông nghiệp theo cấp đơn vị hành chính tương ứng.

2.2.7. Xây dựng báo cáo thuyết minh về tình hình sử dụng đất.

2.3. Xây dựng bản đồ đất bị suy giảm độ phì kỳ đầu.

2.4. Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa kỳ đầu.

2.5. Xây dựng bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa kỳ đầu.

2.6. Xây dựng bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa kỳ đầu.

2.7. Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa kỳ đầu.

2.8. Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu

2.8.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá thoái hóa đất.

2.8.2. Xác định diện tích khoanh đất thoái hóa theo loại hình thoái hóa và loại đất thoái hóa trên bản đồ.

2.8.3. Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu.

2.8.4. Xuất dữ liệu, tổng hợp diện tích đất bị thoái hóa.

2.8.5. Biên tập, in ấn bản đồ (bản A0).

2.8.6. Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu.

  1. Đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu

3.1. Thống kê diện tích đất bị thoái hóa theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

3.2. Đánh giá thoái hóa đất theo loại hình thoái hóa và loại đất thoái hóa.

3.3. Đánh giá nguyên nhân thoái hóa đất và đề xuất giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất.

3.4. Xây dựng báo cáo tổng hợp và tổng kết dự án.

  1. Định biên, định mức

2.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp tỉnh lần đầu (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 12

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Thu thập tài liệu
1 Thu thập tài liệu liên quan đến nội dung của dự án
1.1 Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thoái hóa đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 82
1.2 Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 80
2 Đánh giá, lựa chọn các thông tin đã thu thập
2.1 Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin đã thu thập Nhóm 4 (4KS3) 67
2.2 Lựa chọn thông tin và các loại bản đồ chuyên đề có thể sử dụng, xác định những thông tin cần điều tra bổ sung Nhóm 4 (4KS3) 50
3 Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa
3.1 Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 82
3.2 Khảo sát sơ bộ và xác định thông tin, nội dung, số lượng điểm điều tra, điểm lấy mẫu đất, khu vực cần điều tra tại thực địa
3.2.1 Khảo sát sơ bộ nội dung, số lượng điểm, khu vực cần điều tra tại thực địa Nhóm 3 (1KTV6, 1KS3, 1LX2) 33
3.2.2 Xác định thông tin, nội dung, số lượng điểm, khu vực cần điều tra tại thực địa lên bản đồ Nhóm 2 (1KTV6, KS3) 33
3.3 Xác định ranh giới khoanh đất, điểm điều tra, điểm lấy mẫu đất lên bản đồ kết quả điều tra đã có các nội dung chuyên môn Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 77
4 Xử lý tổng hợp chỉnh lý các loại bản đồ chuyên đề
4.1 Xử lý tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề đã thu thập được Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 60
4.2 Chuẩn bị bản đồ kết quả sản phẩm Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 153
4.3 Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính theo các thông tin chuyên đề đã thu thập Nhóm 2 (2KS3) 108
5 Xây dựng báo cáo kết quả thu thập thông tin và kế hoạch điều tra thực địa Nhóm 2 (2KS3) 120
Bước 2 Điều tra khảo sát thực địa
1 Điều tra phục vụ chỉnh lý bản đồ đất, xây dựng bản đồ độ phì nhiêu của đất (không bao gồm công lấy mẫu đất) Nhóm 4 (1KTV6, 2KS3, 1LX2) 170
2 Điều tra phục vụ xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp Nhóm 4 (1KTV6, 2KS3, 1LX2) 146
3 Điều tra xác định các loại hình thoái hóa Nhóm 4 (1KTV6, 2KS3, 1LX2) 440
4 Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 25
Bước 3 Nội nghiệp
1 Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp
1.1 Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ thoái hóa đất và đánh giá thoái hóa đất Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 96
1.2 Sao chuyển mạng lưới điểm điều tra, điểm lấy mẫu, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ nền (bản giấy) Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 165
1.3 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra nội, ngoại nghiệp Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 72
2 Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu
2.1 Xây dựng bản đồ độ phì nhiêu của đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 165
2.2 Xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 135
2.3 Xây dựng bản đồ đất bị suy giảm độ phì kỳ đầu Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 140
2.4 Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa kỳ đầu(1) Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 300
2.5 Xây dựng bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa kỳ đầu Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 270
2.6 Xây dựng bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa kỳ đầu Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 120
2.7 Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa kỳ đầu(2) Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 110
2.8 Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 200
3 Đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu
3.1 Thống kê diện tích đất bị thoái hóa theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia Nhóm 2 (2KS3) 120
3.2 Đánh giá thoái hóa đất theo loại hình thoái hóa và loại đất thoái hóa Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 180
3.3 Đánh giá nguyên nhân thoái hóa đất và đề xuất giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 144
3.4 Xây dựng báo cáo tổng hợp và tổng kết dự án Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 110

Ghi chú:

(1) Định mức Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa kỳ đầu (Điểm 2.4 Bước 3) đi với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng khi tính mức tính bằng mức của tỉnh trung bình nhân với hệ số k (k=diện tích có địa hình trung du, miền núi của tnh/tổng diện tích điều tra của tỉnh). Đi với các tỉnh còn lại áp dụng nguyên định mức.

(2) Định mức xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa kỳ đầu (Điểm 2.7 Bước 3) chỉ áp dụng cho tỉnh ven biển.

(3) Trường hợp thực hiện điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp tỉnh lần đầu đồng thời với nhiệm vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cùng cấp, cùng kỳ, thì không tính mức tại Mục 1, Tiết 3.1, Mục 3, Mục 4, Bước 1; Mục 1, Mục 4 Bước 2; đối với Mục 2, Bước 1 tính 30% định mức; Các nội dung công việc khác được tính 100% mức theo quy định tại Bảng 12.

2.2. Điều tra lấy mẫu đất

– Định biên: công nhóm 4 (1KTV6, 2KS3, 1LX2) ngoại nghiệp

– Định mức: 0,05 công nhóm/mẫu đất khu vực đồng bằng; 0,1 công nhóm/mẫu đất khu vực trung du, miền núi.

2.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 28.

II. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT CẤP TỈNH LẦN TIẾP THEO

  1. Nội dung công việc

Bước 1. Thu thập tài liệu

  1. Điều tra bổ sung các tài liệu, số liệu trên địa bàn so với kỳ điều tra thoái hóa trước

1.1. Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thoái hóa đất.

1.2. Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất, cảnh quan môi trường.

  1. Đánh giá, lựa chọn các thông tin đã thu thập

2.1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin đã thu thập.

2.2. Lựa chọn thông tin và các loại bản đồ chuyên đề có thể sử dụng.

  1. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa

3.1. Chuyển nội dung chuyên môn từ các bản đồ chuyên đề thu thập được và thông tin đã thu thập lên bản đồ kết quả điều tra

3.1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và thông tin về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.

3.1.2. Bản đồ đất và thông tin về thổ nhưỡng.

3.1.3. Bản đồ khí hậu và thông tin về các yếu tố khí hậu.

3.1.4. Bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt và các thông tin về thủy lợi, thủy văn nước mặt.

3.2. Xác định thông tin, nội dung, số lượng điểm điều tra, điểm lấy mẫu, khu vực cần điều tra tại thực địa; xác định ranh giới khoanh đất, điểm điều tra, lấy mẫu đất lên bản đồ kết quả điều tra đã có các nội dung chuyên môn.

  1. Xây dựng báo cáo kết quả thu thập thông tin và kế hoạch điều tra thực địa.

Bước 2. Điều tra khảo sát thực địa

  1. Điều tra bổ sung sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất với kỳ điều tra thoái hóa trước; tham vấn ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý địa phương và điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp: loại sử dụng đất nông nghiệp, phương thức sử dụng đất, các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất

1.1. Điều tra xác định loại sử dụng đất nông nghiệp gắn với hệ số lớp phủ thực vật và quản lý đất (hệ số C), hệ số do áp dụng các biện pháp canh tác bảo vệ đất (hệ số P).

1.2. Điều tra bổ sung sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất so với kỳ điều tra thoái hóa đất trước.

1.3. Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp: loại sử dụng đất nông nghiệp, phương thức sử dụng đất.

  1. Điều tra khảo sát thực địa các khu vực thoái hóa theo từng loại hình thoái hóa

2.1. Điều tra xác định khu vực thoái hóa đất mới.

2.2. Điều tra xác định các khu vực thoái hóa đã bị thay đổi mức độ thoái hóa so với kỳ điều tra trước.

2.2.1. Điều tra các khu vực đất không bị thoái hóa chuyển sang đất bị thoái hóa hoặc ngược lại.

2.2.2. Điều tra các khu vực đất bị thoái hóa nhẹ chuyển sang thoái hóa trung bình hoặc thoái hóa nặng.

2.2.3. Điều tra các khu vực đất bị thoái hóa trung bình chuyển sang thoái hóa nặng hoặc ngược lại.

  1. Điều tra, lấy mẫu đất bổ sung.

Bước 3. Nội nghiệp

  1. Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp

1.1. Phân tích mẫu đất bổ sung.

1.2. Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ thoái hóa đất và đánh giá thoái hóa đất kỳ bổ sung.

1.3. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra nội, ngoại nghiệp.

  1. Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ bổ sung

2.1. Chỉnh lý bản đồ độ phì nhiêu của đất kỳ bổ sung.

2.1.1. Nhập thông tin theo các nhóm yếu tố: loại đất, chế độ tưới và các tính chất lý, hóa học của đất đến những khoanh đất có sự thay đổi so với kết quả đánh giá trước.

2.1.2. Xác định đặc điểm của từng yếu tố đánh giá độ phì nhiêu của đất đã thay đổi so với kỳ đánh giá trước.

2.1.3. Chỉnh lý bản đồ độ phì nhiêu của đất kỳ bổ sung.

2.1.4. Xây dựng báo cáo thuyết minh về độ phì nhiêu của đất.

2.2. Xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp kỳ bổ sung

2.2.1. Xử lý phiếu điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp.

2.2.2. Xác định các loại sử dụng đất nông nghiệp thay đổi so với kỳ trước theo các khoanh đất, nhập thông tin thuộc tính về tình hình sử dụng đất theo loại sử dụng đất nông nghiệp có sự thay đổi.

2.2.3. Xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp kỳ bổ sung.

2.2.4. Xây dựng báo cáo thuyết minh về tình hình sử dụng đất (loại sử dụng đất nông nghiệp, đặc điểm quản lý, sử dụng đất), biến động thay đổi trong quản lý và sử dụng.

2.3. Xây dựng bản đồ đất bị suy giảm độ phì kỳ bổ sung.

2.4. Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa kỳ bổ sung.

2.5. Xây dựng bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa kỳ bổ sung.

2.6. Xây dựng bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa kỳ bổ sung.

2.7. Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa kỳ bổ sung.

2.8. Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ bổ sung.

  1. Đánh giá thoái hóa đất kỳ bổ sung

3.1. Thống kê diện tích đất bị thoái hóa theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

3.2. Đánh giá thoái hóa đất theo loại hình thoái hóa và loại đất thoái hóa.

3.3. So sánh kết quả thoái hóa đất kỳ bổ sung với thoái hóa đất kỳ trước.

  1. Phân tích và đánh giá xu hướng, nguyên nhân thoái hóa đất trong những năm trước và đề xuất giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất.
  2. Đánh giá kết quả quản lý, sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất bị thoái hóa kỳ trước, xác định nguyên nhân, xu hướng thoái hóa đất hiện tại và đề xuất giải pháp ngăn ngừa giảm thiểu thoái hóa đất.
  3. Xây dựng báo cáo tổng hợp và tổng kết dự án.

2. Định biên, định mức

2.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp tỉnh lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất bổ sung; phân tích mẫu đất)

Bảng 13

STT Nội dung công việc Đnh biên Định mức
(Công nhóm/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Thu thập tài liệu
1 Điều tra bổ sung các tài liệu, số liệu trên địa bàn so với kỳ điều tra thoái hóa trước
1.1 Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thoái hóa đất Nhóm 3
(1KTV6, 2KS3)
60
1.2 Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất, cảnh quan môi trường Nhóm 3
(1KTV6, 2KS3)
48
2 Đánh giá, lựa chọn các thông tin đã thu thập
2.1 Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin đã thu thập Nhóm 4 (4KS3) 35
2.2 Lựa chọn thông tin và các loại bản đồ chuyên đề có thể sử dụng Nhóm 4 (4KS3) 13
3 Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa
3.1 Chuyển nội dung chuyên môn từ các bản đồ chuyên đề thu thập được và thông tin đã thu thập lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 55
3.2 Xác định thông tin, nội dung, số lượng điểm điều tra, điểm lấy mẫu, khu vực cần điều tra tại thực địa; xác định ranh giới khoanh đất, điểm điều tra, lấy mẫu đất lên bản đồ kết quả điều tra đã có các nội dung chuyên môn Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 66
4 Xây dựng báo cáo kết quả thu thập thông tin và kế hoạch điều tra thực địa Nhóm 2 (2KS3) 60
Bước 2 Điều tra khảo sát thực địa
1 Điều tra bổ sung sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất với kỳ điều tra thoái hóa trước; tham vấn ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý địa phương và điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp: loại sử dụng đất nông nghiệp, phương thức sử dụng đất, các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất
1.1 Điều tra xác định loại sử dụng đất nông nghiệp gắn với hệ số lớp phủ thực vật và quản lý đất (hệ số C), hệ số do áp dụng các biện pháp canh tác bảo vệ đất (hệ số P) Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 30
1.2 Điều tra bổ sung sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất so với kỳ điều tra thoái hóa đất trước Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 10
1.3 Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp: loại sử dụng đất nông nghiệp, phương thức sử dụng đất Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 10
2 Điều tra khảo sát thực địa các khu vực thoái hóa theo từng loại hình thoái hóa Nhóm 4 (1KTV6, 2KS3, 1LX2) 220
Bước 3 Nội nghiệp
1 Tổng hợp xử lý thông tin tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp
1.1 Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ thoái hóa đất và đánh giá thoái hóa đất kỳ bổ sung Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 60
1.2 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra nội, ngoại nghiệp Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 48
2 Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ bổ sung
2.1 Chỉnh lý bản đồ độ phì nhiêu của đất kỳ bổ sung Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 110
2.2 Xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp kỳ bổ sung Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 80
2.3 Xây dựng bản đồ đất bị suy giảm độ phì kỳ bổ sung Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 105
2.4 Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa kỳ bổ sung(1) Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 126
2.5 Xây dựng bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa kỳ bổ sung Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 90
2.6 Xây dựng bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa kỳ bổ sung Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 76
2.7 Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa kỳ bổ sung(2) Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 74
2.8 Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ bổ sung Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 160
3 Đánh giá thoái hóa đất kỳ bổ sung
3.1 Thống kê diện tích đất bị thoái hóa theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia Nhóm 2 (2KS3) 72
3.2 Đánh giá thoái hóa đất theo loại hình thoái hóa và loại đất thoái hóa Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 108
3.3 So sánh kết quả thoái hóa đất kỳ bổ sung với thoái hóa đất kỳ trước Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 60
4 Phân tích và đánh giá xu hướng, nguyên nhân thoái hóa đất trong những năm trước và đề xuất giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 96
5 Đánh giá kết quả quản lý, sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất bị thoái hóa kỳ trước, xác định nguyên nhân, xu hướng thoái hóa đất hiện tại và đề xuất giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hóa đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 84
6 Xây dựng báo cáo tổng hợp và tổng kết dự án Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 100

Ghi chú:

(1) Định mức Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa kỳ bổ sung (Điểm 2.4 – Bước 3) đi với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng khi tính mức tính bằng mức của tnh trung bình nhân với hệ s k (k=diện tích có địa hình trung du, miền núi của tỉnh/tổng diện tích điều tra của tỉnh). Đi với các tỉnh còn lại áp dụng nguyên định mức.

(2) Định mức Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa kỳ bổ sung (Điểm 2.7 – Bước 3) chỉ áp dụng cho tỉnh ven biển.

(3) Yêu cầu thực hiện điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp tỉnh lần tiếp theo đồng thời với điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tỉnh. Khi xác định mức không tính mức tại Mục 1, Tiết 3.1, Mục 3, Bước 1; Tiết 1.2, 1.3 Mục 1, Bước 2; Tiết 2.1 Mục 2 Bước 3; đối với Mục 2, Bước 1 tính 30% định mức; đối với Tiết 3.2 Mục 3, Bước 1 tính 50% định mức. Các nội dung công việc khác được tính 100% mức theo quy định tại Bảng 13.

2.2. Điều tra ly mẫu đất

– Định biên: công nhóm 4 (1KTV6, 2KS3, 1LX2) ngoại nghiệp

– Định mức: 0,05 công nhóm/mẫu đất khu vực đồng bằng; 0,1 công nhóm/mẫu đất khu vực trung du, miền núi.

Ghi chú: Không tính mức tại mục này trong trường hợp thực hiện đồng thời với điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tnh, cùng kỳ.

2.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 28.

C. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM ĐẤT CẤP TỈNH

I. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM ĐẤT CẤP TỈNH LẦN ĐẦU

  1. Nội dung công việc

Bước 1. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ để xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất

  1. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ đánh giá ô nhiễm đất

1.1. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến quá trình ô nhiễm đất.

1.2. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về tình hình phát triển kinh tế – xã hội và quản lý, sử dụng đất.

1.3. Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến thực trạng và mức độ ô nhiễm đất đối với các khu vực chưa có kết quả điều tra, đánh giá, phân loại ô nhiễm môi trường đất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, gồm: hiện trạng môi trường (đất, nước); nguồn gây ô nhiễm (khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; khu khai thác, chế biến khoáng sản; bãi chứa chất thải y tế, rác thải sinh hoạt; khu nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; khu vực canh tác sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật; kho chứa thuốc bảo vệ thực vật; các nguồn ô nhiễm khác); lịch sử sử dụng đất nhằm xác định nguồn ô nhiễm tồn lưu; kết quả đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất; kết quả điều tra thoái hóa đất, chất lượng đất.

  1. Đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu đã thu thập

2.1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.

2.2. Lựa chọn thông tin và các loại bản đồ chuyên đề có thể kế thừa, sử dụng; xác định những thông tin cần điều tra bổ sung.

2.3. Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thu thập thông tin, tài liệu điều tra.

Bước 2. Lp kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất ti thc đa

  1. Lập kế hoạch điều tra lấy mẫu đất tại thực địa

1.1. Xác định những nội dung cần điều tra thực địa: nguồn (tác nhân) gây ô nhiễm; hướng lan tỏa ô nhiễm; ranh giới vùng (khu vực) có nguy cơ bị ô nhiễm; phác thảo hướng tuyến lấy mẫu đất và mật độ, số lượng điểm lấy mẫu.

1.2. Chuẩn bị bản đồ phục vụ điều tra thực địa (sau đây gọi là bản đồ kết quả điều tra)

1.2.1. Chuẩn bị bản đồ nền kết quả điều tra.

1.2.2. Chuyển các nội dung thông tin đã thu thập về nguồn, điểm ô nhiễm, cấp độ dốc hoặc địa hình tương đối lên bản đồ kết quả điều tra.

1.3. Xác định sơ đồ mạng lưới vị trí các điểm lấy mẫu: chấm sơ bộ vị trí các điểm dự kiến lấy mẫu lên bản đồ kết quả điều tra.

1.4. Xây dựng kế hoạch chi tiết điều tra thực địa và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho điều tra thực địa.

1.5. Xây dựng báo cáo kế hoạch điều tra, khảo sát thực địa.

  1. Điều tra lấy mẫu tại thực địa

2.1. Điều tra xác định nguồn gây ô nhiễm, tác nhân gây ô nhiễm, hướng lan tỏa ô nhiễm và các yếu tố địa hình, địa vật có liên quan

2.1.1. Điều tra để xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các tác nhân gây ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; khai thác, chế biến khoáng sản; y tế; nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; khu vực thâm canh cao trong sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác có thể gây ra ô nhiễm đất.

2.1.2. Điều tra, xác định hướng lan tỏa ô nhiễm theo độ dốc địa hình (lan tỏa từ cao xuống thấp), theo hướng dòng chảy (từ đầu nguồn xuống cuối nguồn), theo hướng gió (từ đầu gió xuống cuối gió) và các tác nhân khác.

2.1.3. Điều tra, xác định yếu tố địa hình, địa vật có khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm như đường hào, đường giao thông, triền đồi, vách núi, làng mạc, dải cây xanh, hồ nước, sông, suối, kênh rạch và địa hình, địa vật khác.

2.2. Xác định ranh giới khoanh đất tại thực địa trên bản đồ kết quả điều tra

2.2.1. Xác định ranh giới khoanh đất theo các tiêu chí: nguồn gây ô nhiễm, địa hình, hiện trạng sử dụng đất, hướng lan tỏa và khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm.

2.2.2. Chỉnh lý vị trí các điểm lấy mẫu đất (bùn đối với đất nuôi trồng thủy sản), mẫu nước ngoài thực địa; định vị xác định tọa độ điểm lấy mẫu đất.

2.3. Chụp ảnh cảnh quan và mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số)

2.3.1. Vị trí, địa hình, thời tiết, tọa độ điểm lấy mẫu đất (bùn), mẫu nước.

2.3.2. Nguồn gây ô nhiễm, hiện trạng sử dụng đất, hướng lan tỏa và khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm.

2.3.3. Chụp ảnh cảnh quan bề mặt khoanh đất điều tra.

2.4. Điều tra mẫu đất (lấy mẫu đất hoặc bùn, mẫu nước; đóng gói, bảo quản mẫu và viết phiếu lấy mẫu).

2.5. Sao chuyển mạng lưới điểm điều tra lấy mẫu đất, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra.

2.6. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa.

Bước 3. Tổng hợp s liệu, xác định các điểm đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm

  1. Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp

1.1. Lập danh sách khoanh đất điều tra.

1.2. Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ đánh giá thực trạng ô nhiễm đất.

  1. Phân tích mẫu đất, mẫu nước

2.1. Rà soát, phân loại mẫu đất, mẫu nước đã lấy.

2.2. Xác định các chỉ tiêu cần phân tích.

2.3. Phân tích mẫu đất (bùn), mẫu nước theo các chỉ tiêu đã lựa chọn

Đối với khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; khu khai thác, chế biến khoáng sản; vật liệu xây dựng; đất bãi thải, xử lý chất thải; khu vực nghĩa trang, nghĩa địa và các khu vực phát sinh ô nhiễm khác phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Cd, As, Cr.

Đối với khu nuôi trồng, chế biến thủy sản phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng: Cu, Pb, Zn, Cd, As, Cr; Mẫu nước gồm các chỉ tiêu: Cu, Pb, Zn, Cd, As, Cr, PO43-, NH4+, BOD5, COD.

Đối với khu vực canh tác sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc BVTV phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng: Cu, Pb, Zn, Cd, As, Cr, thuốc BVTV (Clo hữu cơ, lân hữu cơ).

Đối với kho chứa thuốc BVTV phân tích các chỉ tiêu thuốc BVTV (Clo hữu cơ, lân hữu cơ).

2.3. Thống kê kết quả phân tích mẫu đất (bùn), mẫu nước.

  1. Chuẩn bị bản đồ nền phục vụ xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm

3.1. Xác định cơ sở toán học và các yếu tố nền chung cho bản đồ đất bị ô nhiễm.

3.2. Chuyển kết quả khoanh vẽ từ bản đồ kết quả điều tra (bản giấy) lên bản đồ đất bị ô nhiễm (bản số).

3.3. Xác định và chỉnh lý các yếu tố nội dung chính của bản đồ đất bị ô nhiễm.

3.4. Hoàn thiện các yếu tố cơ sở chuẩn cho bản đồ đất bị ô nhiễm.

  1. Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính trong mỗi lớp thông tin theo định dạng tương ứng với phân cấp bản đồ chuyên đề. Các lớp thông tin thiết kế

4.1. Lớp thông tin về địa hình, hiện trạng sử dụng đất, vị trí các điểm lấy mẫu đất.

4.2. Lớp thông tin về nguồn gây ô nhiễm, tác nhân gây ô nhiễm, ranh giới vùng (khu vực) đất bị ảnh hưởng.

4.3. Lớp thông tin về ô nhiễm dạng điểm (tại các điểm), ô nhiễm dạng vùng (theo ranh giới khoanh đất).

4.4. Lớp thông tin về kết quả phân tích mẫu đất, nước.

4.5. Lớp thông tin kết quả đánh giá ô nhiễm đất.

Bước 4. Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm

  1. Nhập thông tin thuộc tính theo các lớp thông tin đã thiết kế tại Mục 4 Bước 3 đến từng điểm lấy mẫu đất hoặc khoanh đất.
  2. Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm đất.
  3. Chồng xếp các lớp thông tin để thành lập bản đồ đất bị ô nhiễm.
  4. Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập.
  5. Xác định các điểm đất bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm trên bản đồ đất bị ô nhiễm.
  6. Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ các khu vực đất bị ô nhiễm.

Bước 5. Đề xuất định hướng quản lý sử dụng đất bền vững

  1. Cảnh báo những khu vực đất bị ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm.
  2. Định hướng quản lý sử dụng đất bền vững.

Bước 6. Xây dựng báo cáo kết qu điều tra, đánh giá về ô nhiễm đất

  1. Xây dựng hệ thống bảng số liệu ô nhiễm đất.
  2. Phân tích, đánh giá thực trạng ô nhiễm đất.
  3. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.
  4. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất.

* Ghi chú: Các nội dung công việc tại Bước 1, Bước 5, Bước 6 thực hiện cho điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh lần đầu; Các nội dung công việc tại Bước 2, Bước 3, Bước 4 thực hiện cho điều tra, đánh giá ô nhiễm đất tại các khu vực điều tra lần đầu.

  1. Định biên, định mức

2.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh lần đầu

Bảng 14

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đ xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ đánh giá ô nhiễm đất
1.1 Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến quá trình ô nhiễm đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 23
1.2 Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về tình hình phát triển kinh tế – xã hội và quản lý, sử dụng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 23
1.3 Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến thực trạng và mức độ ô nhiễm đất đối với các khu vực chưa có kết quả điều tra, đánh giá, phân loại ô nhiễm môi trường đất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 86
2 Đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu đã thu thập
2.1 Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập Nhóm 2 (2KS3) 55
2.2 Lựa chọn thông tin và các loại bản đồ chuyên đề có thể kế thừa, sử dụng; xác định những thông tin cần điều tra bổ sung Nhóm 2 (2KS3) 55
2.3 Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thu thập thông tin, tài liệu điều tra Nhóm 2 (2KS3) 90
Bước 5 Đề xuất định hướng quản lý sử dụng đất bền vững
1 Cảnh báo những khu vực đất bị ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 30
2 Định hướng quản lý sử dụng đất bền vững Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 60
Bước 6 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra, đánh giá ô nhim đất
1 Xây dựng hệ thống bảng số liệu ô nhiễm đất Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 30
2 Phân tích đánh giá thực trạng ô nhiễm đất Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 20
3 Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo Nhóm 2 (1KTV6, 1KS5) 20
4 Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất Nhóm 3 (1KS4, 1KS6, 1KSC2) 20

2.2. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất khu vực điều tra lần đầu

2.2.1. Điều tra, đánh giá ô nhim đất khu vực điều tra (không tính các nội dung điều tra mẫu đất, mẫu nước; phân tích mẫu đất, mẫu nước)

Bảng 15

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/KVTB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 2 Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa
1 Lập kế hoạch điều tra lấy mẫu đất tại thực địa Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 23
2 Điều tra lấy mẫu tại thực địa
2.1 Điều tra xác định nguồn gây ô nhiễm, tác nhân gây ô nhiễm, hướng lan tỏa ô nhiễm và các yếu tố địa hình, địa vật có liên quan Nhóm 2 (2KS3) 60
2.2 Xác định ranh giới khoanh đất tại thực địa trên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (2KS3) 40
2.3 Chụp ảnh cảnh quan và mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số) Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 20
2.4 Sao chuyển mạng lưới điểm điều tra lấy mẫu đất, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 10
2.5 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 10
Bước 3 Tổng hp s liệu, xác định các điểm đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm
1 Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 6
2 Phân tích mẫu đất, mẫu nước (rà soát, phân loại; xác định các chỉ tiêu; thống kê kết quả phân tích mẫu đất, mẫu nước) Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 7
3 Chuẩn bị bản đồ nền phục vụ xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 12
4 Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính trong mỗi lớp thông tin theo định dạng tương ứng với phân cấp bản đồ chuyên đề Nhóm 2 (2KS3) 10
Bước 4 Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20

2.2.2. Điều tra mẫu đất (lấy mẫu đất hoặc bùn, mẫu nước; đóng gói, bảo quản mẫu và viết phiếu lấy mẫu)

– Định biên: công nhóm 1KS3.

– Định mức: 0,25 công/mẫu đất, mẫu nước.

2.2.3. Phân tích mẫu đất, mẫu nước: Theo quy định tại Bảng 28.

II. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM ĐẤT CẤP TỈNH LẦN TIẾP THEO

  1. Nội dung công việc

Bước 1: Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

  1. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất, thực trạng và mức độ ô nhiễm đất.

1.2. Kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất kỳ trước.

1.3. Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên đất hàng năm.

  1. Đánh giá lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung

2.1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.

2.2. Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ sẽ được sử dụng.

  1. Lập kế hoạch điều tra lấy mẫu đất tại thực địa

3.1. Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra

3.1.1. Đối với khu vực đã lập bản đồ đất bị ô nhiễm (kế thừa bản đồ kết quả điều tra kỳ trước).

3.1.2. Đối với các khu vực mới phát sinh (thực hiện như đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu).

3.2. Xác định số lượng mẫu đất, nước.

3.3. Xác định và chỉnh lý ranh giới các khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa; xác định vị trí các điểm lấy mẫu đất, nước lên bản đồ kết quả điều tra.

Bước 2: Điều tra lấy mẫu đất, nước bổ sung tại thực địa

  1. Đối với các khu vực đã lập bản đồ đất bị ô nhiễm kỳ trước

1.1. Điều tra xác định sự thay đổi về các nguồn gây ô nhiễm đất, hướng lan tỏa ô nhiễm, những yếu tố có khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm đất so với kỳ điều tra, đánh giá trước.

1.2. Lấy mẫu đất, nước bổ sung.

  1. Đối với khu vực chưa thành lập bản đồ đất bị ô nhiễm (thực hiện như đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu).
  2. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa.

Bước 3: Tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra; xác định các điểm đất bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm

  1. Đối với các khu vực đã được điều tra, đánh giá ô nhiễm kỳ trước

1.1. Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp

1.1.1. Lập danh sách khoanh đất điều tra.

1.1.2. Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ đánh giá thực trạng ô nhiễm đất.

1.2. Phân tích mẫu đất, mẫu nước

1.2.1. Rà soát, phân loại mẫu đất, mẫu nước đã lấy.

1.2.2. Xác định các chỉ tiêu cần phân tích.

1.2.3. Phân tích mẫu đất, mẫu nước theo các chỉ tiêu đã lựa chọn như kỳ đầu.

1.2.4. Thống kê kết quả phân tích mẫu đất, mẫu nước.

  1. Đối với các khu vực mới phát sinh ô nhiễm (thực hiện như đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu).

Bước 4: Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm lần tiếp theo

  1. Đối với các khu vực đã được điều tra, đánh giá ô nhiễm kỳ trước, thực hiện chỉnh lý bản đồ đất bị ô nhiễm

1.1. Chỉnh lý lớp thông tin về ô nhiễm dạng điểm, ô nhiễm dạng vùng theo kết quả điều tra, phân tích mẫu đất bổ sung lên bản đồ đất bị ô nhiễm kỳ trước.

1.2. Bổ sung chú dẫn.

  1. Đối với các khu vực mới phát sinh ô nhiễm (thực hiện như đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu).
  2. Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ đất bị ô nhiễm.

Bước 5: Xây dựng báo cáo đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất và cảnh báo các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm lần tiếp theo

  1. Xây dựng hệ thống bảng số liệu ô nhiễm đất.
  2. Phân tích, đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất; đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp cải tạo đất bị ô nhiễm kỳ trước.
  3. Cảnh báo những khu vực đất bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm mới phát sinh.
  4. Đề xuất các giải pháp, biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
  5. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.
  6. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần tiếp theo.

* Ghi chú: Các nội dung công việc thuộc Mục 1, Mục 2 Bước 1 và Bước 5 thực hiện cho điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh lần tiếp theo; các nội dung công việc thuộc Mục 3 Bước 1 và Bước 2, Bước 3, Bước 4 thực hiện cho điều tra, đánh giá ô nhiễm đất các khu vực điều tra lần tiếp theo.

  1. Định biên, định mức

2.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đt cấp tỉnh lần tiếp theo

Bảng 16

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Thu thập b sung thông tin, tài liệu, s liệu, bản đ
1 Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất, thực trạng và mức độ ô nhiễm đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 15
1.2 Kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất kỳ trước Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 15
1.3 Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên đất hàng năm Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 4
2 Đánh giá lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung
2.1 Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập Nhóm 2 (2KS3) 33
2.2 Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ sẽ được sử dụng Nhóm 2 (2KS3) 33
Bước 5 Xây dựng báo cáo đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất và cảnh báo các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm lần tiếp theo
1 Xây dựng hệ thống bảng số liệu ô nhiễm đất Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 30
2 Xây dựng báo cáo đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất và cảnh báo các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm lần tiếp theo Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 20
3 Cảnh báo những khu vực đất bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm mới phát sinh Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 20
4 Đề xuất các giải pháp, biện pháp cải tạo và bảo vệ đất Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 10
5 Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo Nhóm 2 (1KTV6, 1KS5) 20
6 Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần tiếp theo Nhóm 3 (1KS4, 1KS6, 1KSC2) 20

2.2. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất khu vực điều tra lần tiếp theo

2.2.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất khu vực điều tra (không tính các nội dung điều tra mẫu đất; phân tích mẫu đất, mẫu nước)

Bảng 17

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/KVTB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
3 Lập kế hoạch điều tra lấy mẫu đất tại thực địa Nhóm 2 (2KS3) 20
Bước 2 Điều tra lấy mẫu đất, nước bổ sung tại thực địa
1 Điều tra xác định sự thay đổi về các nguồn gây ô nhiễm đất, hướng lan tỏa ô nhiễm, những yếu tố có khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm đất so với kỳ điều tra, đánh giá trước Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 20
2 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa Nhóm 2 (2KS3) 10
Bước 3 Tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra; xác định các điểm đất bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 6
Bước 4 Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm lần tiếp theo Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 12

2.2.2. Điều tra mẫu đất (lấy mẫu đất hoặc bùn, mẫu nước; đóng gói, bảo quản mẫu và viết phiếu lấy mẫu)

– Định biên: công nhóm 1KS3.

– Định mức: 0,25 công/mẫu đất, mẫu nước.

2.2.3. Phân tích mẫu đất, mẫu nước: Theo quy định tại Bảng 28.

D. ĐIỀU TRA, PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH

I. ĐIỀU TRA, PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH LẦN ĐẦU

  1. Nội dung công việc

Bước 1. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

  1. Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến nhóm đất nông nghiệp, trừ đất nông nghiệp khác

1.1. Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến chất lượng đất, tiềm năng đất đai

1.1.1. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về đất, chất lượng đất, ô nhiễm đất, thoái hóa đất, phân hạng đất nông nghiệp.

1.1.2. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về hiện trạng môi trường đất, khí hậu, biến đổi khí hậu.

1.1.3. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về thủy lợi, thủy văn nước mặt.

1.2. Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế – xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất

1.2.1. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu về tình hình phát triển kinh tế – xã hội.

1.2.2. Thu thập nhóm thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng, biến động sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất.

  1. Đánh giá lựa chọn các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập

2.1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.

2.2. Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng.

Bước 2. Lập kế hoạch và điều tra thực địa

  1. Lập kế hoạch điều tra thực địa

1.1. Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra

1.1.1. Chuyển nội dung các thông tin về tình hình sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: hiện trạng, biến động và tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra.

1.1.2. Chuyển các thông tin liên quan về thổ nhưỡng như loại đất/nhóm đất, độ dày tầng đất, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu; địa hình (độ dốc, địa hình tương đối) từ bản đồ đất và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra.

1.1.3. Chuyển nội dung các thông tin về khí hậu gồm: lượng mưa, tổng tích ôn, khô hạn, gió từ bản đồ phân vùng khí hậu và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra.

1.1.4. Chuyển các thông tin liên quan về chế độ nước, gồm: chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng từ bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được lên bản đồ kết quả điều tra.

1.1.5. Chuyển các thông tin liên quan về loại hình thoái hóa, loại đất thoái hóa, mức độ thoái hóa từ bản đồ thoái hóa đất và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập lên bản đồ kết quả điều tra.

1.1.6. Chuyển các thông tin liên quan về các điểm hoặc khu vực đất bị ô nhiễm từ bản đồ hiện trạng môi trường đất (nếu có) và các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập lên bản đồ kết quả điều tra.

1.2. Xác định ranh giới khoanh đất lên bản đồ kết quả điều tra

1.2.1. Xác định ranh giới các khoanh đất dự kiến điều tra lên bản đồ kết quả điều tra.

1.2.2. Thống kê số lượng khoanh đất và đặc trưng của khoanh đất điều tra.

  1. Điều tra thực địa

2.1. Rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất điều tra theo các chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử dụng, thổ nhưỡng, địa hình, chế độ nước lên bản đồ kết quả điều tra.

2.2. Chụp ảnh và mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung

2.2.1. Vị trí, địa hình, thời tiết.

2.2.2. Loại đất, địa hình, độ dày tầng đất mịn và một số thông tin khác.

2.2.3. Chế độ nước (chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng).

2.2.4. Chụp ảnh cảnh quan khoanh đất điều tra.

2.3. Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất đã điều tra ngoài thực địa.

2.4. Sao lưu ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra.

2.5. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra nội và ngoại nghiệp.

Bước 3. Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu số liệu, bản đồ nội nghiệp và ngoại nghiệp

  1. Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

1.1. Tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề dạng giấy đã thu thập được

1.1.1. Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ đất thu thập được.

1.1.2. Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ khí hậu thu thập được.

1.1.3. Tổng hợp, lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu trên bản đồ thủy lợi, thủy văn nước mặt thu thập được.

1.2. Chuẩn bị bản đồ nền kết quả sản phẩm

1.2.1. Xác định cơ sở toán học và các yếu tố nền chung cho bản đồ kết quả sản phẩm.

1.2.2. Chuyển đổi dữ liệu dạng số các bản đồ chuyên đề hoặc lớp thông tin chuyên đề về tình hình sử dụng đất, thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, chế độ nước, thoái hóa đất, ô nhiễm đất có định dạng khác nhau về định dạng thống nhất.

1.2.3. Xác định và chỉnh lý các yếu tố nội dung của bản đồ kết quả sản phẩm.

1.2.4. Hoàn thiện các yếu tố cơ sở chuẩn cho bản đồ kết quả sản phẩm.

1.2.5. Chuyển kết quả tổng hợp tại mục 1.1 hạng mục này lên bản đồ số.

1.3. Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính trong mỗi lớp thông tin theo định dạng tương ứng với phân cấp bản đồ chuyên đề

1.3.1. Lớp thông tin địa hình (độ dốc, địa hình tương đối), đất (loại đất/nhóm đất phụ, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu).

1.3.2. Lớp thông tin về tình hình sử dụng đất (loại đất theo mục đích sử dụng, tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, kỹ thuật canh tác sử dụng đất, mức đầu tư, diễn biến năng suất).

1.3.3. Lớp thông tin về khí hậu (lượng mưa, tổng tích ôn, số tháng khô hạn).

1.3.4. Lớp thông tin về chế độ nước (chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng).

1.3.5. Lớp thông tin về độ phì nhiêu đất (đối với đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng).

1.3.6. Lớp thông tin về các loại hình thoái hóa đất, ô nhiễm đất.

1.3.7. Lớp thông tin kết quả đánh giá chất lượng đất (đơn vị chất lượng đất).

1.3.8. Lớp thông tin về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư) và kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất.

1.3.9. Lớp thông tin về hiệu quả xã hội (giải quyết nhu cầu lao động, mức độ chấp nhận của người sử dụng đất, mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành) và kết quả đánh giá hiệu quả xã hội (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất.

1.3.10. Lớp thông tin về hiệu quả môi trường (tăng khả năng che phủ đất, duy trì bảo vệ đất; giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm đất) và kết quả đánh giá hiệu quả môi trường (thấp, trung bình, cao) theo mục đích sử dụng đất.

1.3.11. Lớp thông tin về đánh giá mức độ phù hợp của đơn vị chất lượng đất theo mục đích sử dụng đất (thấp, trung bình, cao).

  1. Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin.

Bước 4. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp

  1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

1.1. Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.

1.2. Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế

1.2.1. Lớp thông tin địa hình (độ dốc, địa hình tương đối), đất (loại đất/nhóm đất phụ, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, kết von, đá lẫn, đá lộ đầu).

1.2.2. Lớp thông tin về tình hình sử dụng đất (loại đất theo mục đích sử dụng, tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, kỹ thuật canh tác sử dụng đất, mức đầu tư, diễn biến năng suất).

1.2.3. Lớp thông tin về khí hậu (lượng mưa, tổng tích ôn, số tháng khô hạn).

1.2.4. Lớp thông tin về chế độ nước (chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng).

1.2.5. Lớp thông tin về độ phì nhiêu đất (đối với đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng).

1.3. Chồng xếp các lớp thông tin đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.

1.4. Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ.

1.5. Tổng hợp tính chất, đặc điểm, diện tích của từng đơn vị bản đồ đất đai.

  1. Xác định các loại đất nông nghiệp cần đánh giá

2.1. Chồng xếp bản đồ đơn vị đất đai và lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp để xác định hệ thống sử dụng đất nông nghiệp.

2.2. Lựa chọn các loại đất theo mục đích sử dụng để phân hạng.

2.3. Xác định yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng cần phân hạng.

  1. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp theo từng mục đích sử dụng

3.1. Đối chiếu yêu cầu sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng với các đặc điểm của đơn vị đất đai trên bản đồ đơn vị đất đai để xác định hạng đất của mỗi khoanh đất.

3.2. Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ phân hạng đất nông nghiệp cho từng mục đích sử dụng.

Bước 5. Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đt nông nghiệp

  1. Thống kê kết quả phân hạng đất, đối chiếu kết quả phân hạng với hiện trạng sử dụng đất để xác định mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
  2. Tổng hợp các đơn vị đất đai có cùng hạng đất với cùng các mục đích sử dụng đất.
  3. Phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp với kết quả phân hạng.
  4. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.
  5. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, phân hạng đất nông nghiệp.
  6. Định biên, định mức

Bảng 18

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Thu thập thông tin, tài liệu, s liệu, bản đồ
1 Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến nhóm đất nông nghiệp, trừ đất nông nghiệp khác Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 48
2 Đánh giá lựa chọn các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập
2.1 Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập Nhóm 2 (2KS3) 63
2.2 Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng Nhóm 2 (2KS3) 42
Bước 2 Lập kế hoạch và điều tra tại thực địa
1 Lập kế hoạch điều tra thực địa
1.1 Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 50
1.2 Xác định ranh giới khoanh đất lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 115
2 Điều tra thực địa
2.1 Rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất điều tra theo các chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử dụng, thổ nhưỡng, địa hình, chế độ nước lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 222
2.2 Chụp ảnh và mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số) Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 23
2.3 Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất đã điều tra ngoài thực địa Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 33
2.4 Sao lưu ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 50
2.5 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra nội và ngoại nghiệp Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 65
Bước 3 Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu s liệu, bn đồ nội nghiệp và ngoại nghiệp
1 Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
1.1 Tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề dạng giấy đã thu thập được Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 66
1.2 Chuẩn bị bản đồ nền kết quả sản phẩm Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 55
1.3 Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính trong mỗi lớp thông tin theo định dạng tương ứng với phân cấp bản đồ chuyên đề Nhóm 2 (2KS3) 90
2 Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 65
Bước 4 Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp
1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
1.1 Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 10
1.2 Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 150
1.3 Chồng xếp các lớp thông tin đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 60
1.4 Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20
1.5 Tổng hợp tính chất, đặc điểm, diện tích của từng đơn vị bản đồ đất đai Nhóm 2 (1KS3, 1KS5) 82
2 Xác định các loại đất nông nghiệp cần đánh giá
2.1 Chồng xếp bản đồ đơn vị đất đai và lớp thông tin hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp để xác định hệ thống sử dụng đất nông nghiệp Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20
2.2 Lựa chọn các loại đất theo mục đích sử dụng để phân hạng Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 22
2.3 Xác định yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng cần phân hạng Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 40
3 Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp theo từng mục đích sử dụng
3.1 Đối chiếu yêu cầu sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng với các đặc điểm của đơn vị đất đai trên bản đồ đơn vị đất đai để xác định hạng đất của mỗi khoanh đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 198
3.2 Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ phân hạng đất nông nghiệp cho từng mục đích sử dụng Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20
Bước 5 Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp
1 Thống kê kết quả phân hạng đất, đối chiếu kết quả phân hạng với hiện trạng sử dụng đất để xác định mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Nhóm 2 (2KS3) 82
2 Tổng hợp các đơn vị đất đai có cùng hạng đất với cùng các mục đích sử dụng đất Nhóm 2 (1KS3, 1KS5) 49
3 Phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp với kết quả phân hạng Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 20
4 Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo Nhóm 2 (1KTV6, 1KS5) 30
5 Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, phân hạng đất nông nghiệp Nhóm 3 (1KS4, 1KS6, 1KSC2) 20

Ghi chú:

(1) Khi thực hiện điều tra phân hạng đất nông nghiệp cấp tỉnh lần đầu đồng thời với các nhiệm vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất cùng cấp, cùng kỳ và thời gian không quá 24 tháng thì không tính mức đi với Bước 1; Mục 1 Bước 2 và Mục 1 Bước 4; tính 80% mức đối với Bước 3; Các nội dung công việc khác được tính 100% mức theo quy định tại Bảng 18.

(2) Khi thực hiện điều tra phân hạng đất nông nghiệp cấp tỉnh lần đầu mà đã thực hiện các nhiệm vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất cùng cấp, cùng kỳ và thời gian điều tra trên 24 tháng thì tính 20% mức đi với Bước 1; Mục 1 Bước 2 và Mục 1 Bước 4; tính 60% mức đi với Bước 3; Các nội dung công việc khác được tính 100% mức theo quy định tại Bảng 18.

II. ĐIỀU TRA, PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH LẦN TIẾP THEO

  1. Nội dung công việc

Bước 1: Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ và điều tra bổ sung thực địa

  1. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất phục vụ điều tra phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo.

1.2. Kết quả điều tra phân hạng đất nông nghiệp kỳ trước.

  1. Đánh giá lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung

2.1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác khách quan thời sự.

2.2. Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng.

  1. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa

3.1. Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra (kế thừa bản đồ kết quả điều tra kỳ trước).

3.2. Xác định và chỉnh lý ranh giới khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa.

  1. Điều tra bổ sung và rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra trước tại thực địa

4.1. Rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất điều tra theo các chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử dụng, thổ nhưỡng, địa hình, chế độ nước lên bản đồ kết quả điều tra.

4.2. Chụp ảnh và mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số)

4.2.1. Mô tả thông tin về vị trí, địa hình, thời tiết.

4.2.2. Mô tả thông tin về loại đất, địa hình, độ dày tầng đất mịn và một số thông tin khác.

4.2.3. Mô tả thông tin về chế độ nước (chế độ tưới, xâm nhập mặn, ngập úng).

4.2.4. Chụp ảnh cảnh quan khoanh đất điều tra.

4.3. Thống kê số lượng khoanh đất và đặc trưng của khoanh đất điều tra.

4.4. Sao lưu ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra.

  1. Tổng hợp xử lý thông tin, tài liệu điều tra và xây dựng báo cáo kết quả điều tra.

Bước 2: Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo

  1. Chỉnh lý các lớp thông tin chuyên đề của bản đồ phân hạng đất nông nghiệp kỳ trước; nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính (đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, hiện trạng sử dụng đất) theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất.
  2. Xác định các loại đất nông nghiệp cần đánh giá

2.1. Xác định hệ thống sử dụng đất, loại đất theo mục đích sử dụng.

2.2. Xác định yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng đất mới phát sinh.

  1. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo cho từng mục đích sử dụng

3.1. Đối chiếu yêu cầu sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng với các đặc điểm của đơn vị đất đai trên bản đồ đơn vị đất đai để xác định hạng đất của mỗi khoanh đất.

3.2. Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ phân hạng đất nông nghiệp cho từng mục đích sử dụng.

Bước 3: Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo

  1. Thống kê kết quả phân hạng đất, đối chiếu kết quả phân hạng với hiện trạng sử dụng đất để xác định mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
  2. Tổng hợp các đơn vị đất đai có cùng hạng đất với cùng các mục đích sử dụng đất.
  3. Phân tích, đánh giá sự thay đổi hạng đất so với kết quả phân hạng kỳ trước.
  4. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.
  5. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo.

2. Định biên, định mức

Bảng 19

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Điều tra b sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ và điều tra b sung thực địa
1 Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất phục vụ điều tra phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 33
1.2 Kết quả điều tra phân hạng đất nông nghiệp kỳ trước Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 11
2 Đánh giá lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung
2.1 Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác khách quan thời sự Nhóm 2 (2KS3) 44
2.2 Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng Nhóm 2 (2KS3) 29
3 Xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa
3.1 Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 5
3.2 Xác định và chỉnh lý ranh giới khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 33
4 Điều tra bổ sung và rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra trước tại thực địa
4.1 Rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất điều tra theo các chỉ tiêu về loại đất theo mục đích sử dụng, thổ nhưỡng, địa hình, chế độ nước lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 110
4.2 Mô tả thông tin về khoanh đất điều tra hoặc nhập thông tin vào bảng cơ sở dữ liệu chung (bản số) Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 15
4.3 Thống kê số lượng khoanh đất và đặc trưng của khoanh đất điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 23
4.4 Sao lưu ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 15
5 Tổng hợp xử lý thông tin, tài liệu điều tra và xây dựng báo cáo kết quả điều tra Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 80
Bước 2 Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo
1 Chỉnh lý các lớp thông tin chuyên đề của bản đồ phân hạng đất nông nghiệp kỳ trước; nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính (đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, hiện trạng sử dụng đất) theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 90
2 Xác định các loại đất nông nghiệp cần đánh giá
2.1 Xác định hệ thống sử dụng đất, loại đất theo mục đích sử dụng Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20
2.2 Xác định yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng đất mới phát sinh Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 12
3 Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo cho từng mục đích sử dụng
3.1 Đối chiếu yêu cầu sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng với các đặc điểm của đơn vị đất đai trên bản đồ đơn vị đất đai để xác định hạng đất của mỗi khoanh đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 138
3.2 Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ phân hạng đất nông nghiệp cho từng mục đích sử dụng Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 14
Bước 3 Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo
1 Thống kê kết quả phân hạng đất, đối chiếu kết quả phân hạng với hiện trạng sử dụng đất để xác định mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Nhóm 2 (2KS3) 82
2 Tổng hợp các đơn vị đất đai có cùng hạng đất với cùng các mục đích sử dụng đất Nhóm 2 (1KS3, 1KS5) 49
3 Phân tích, đánh giá sự thay đổi hạng đất so với kết quả phân hạng kỳ trước Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 20
4 Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo Nhóm 2 (1KTV6, 1KS5) 30
5 Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo Nhóm 3 (1KS4, 1KS6, 1KSC2) 20

Ghi chú: Yêu cầu thực hiện điều tra phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo đồng thời với các nhiệm vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất cùng cấp, cùng kỳ. Khi xác định mức không tính mức đi với Bước 1 và Mục 1 Bước 2; các nội dung công việc khác được tính 100% mức theo quy định tại Bảng 19.

E. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP VÙNG

I. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP VÙNG LẦN ĐẦU

  1. Nội dung công việc

Nội dung công việc điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng lần đầu thực hiện như đối với điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tỉnh lần đầu.

  1. Định biên, định mức

2.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng lần đầu (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 20

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Thu thập thông tin, tài liệu, s liệu, bản đồ
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
1.1 Thu thập nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến chất lượng đất, tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 190
1.2 Thu thập nhóm các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế – xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 190
2 Đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập
2.1 Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập Nhóm 4
(4KS3)
205
2.2 Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thể sử dụng, xác định những thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ cần điều tra bổ sung Nhóm 4
(4KS3)
150
2.3 Xây dựng báo cáo đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập Nhóm 2
(2KS3)
160
Bước 2 Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất ti thc đa
1 Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa
1.1 Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra Nhóm 4 (1KTV6, 3KS3) 200
1.2 Khảo sát sơ bộ và xác định thông tin, nội dung, số lượng phẫu diện, khu vực cần điều tra tại thực địa
1.2.1 Khảo sát sơ bộ, xác định hướng, tuyến điều tra Nhóm 3 (1LX2, 1KTV6, 1KS3) 90
1.2.2 Tính toán số lượng phẫu diện đất, số lượng phiếu điều tra Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 80
1.3 Xác định ranh giới khoanh đất, điểm đào phẫu diện đất lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 500
1.4 Chuẩn bị bản tả phẫu diện đất, phiếu điều tra Nhóm 2 (2KS3) 50
1.5 Xây dựng báo cáo kế hoạch điều tra thực địa Nhóm 2 (2KS3) 130
2 Điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa theo khoanh đất
2.1 Công tác ngoại nghiệp (không bao gồm điều tra phẫu diện đất) Nhóm 4 (1LX2, 1KTV6, 2KS3) 332
2.2 Công tác nội nghiệp
2.2.1 Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất điều tra thực địa Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 100
2.2.2 Sao lưu mạng lưới điểm đào phẫu diện, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (2KS3) 150
2.2.3 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra ngoại nghiệp Nhóm 2 (2KS3) 250
Bước 3 Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp
1 Tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề dạng giấy đã thu thập được Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 125
2 Chuẩn bị bản đồ kết quả sản phẩm Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 525
3 Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính trong mỗi lớp thông tin theo định dạng tương ứng với phân cấp bản đồ chuyên đề Nhóm 2 (2KS3) 220
4 Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 680
5 Tổng hợp, xử lý kết quả điều tra khoanh đất Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 625
6 Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 125
Bước 4 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai
1 Xây dựng bản đồ chất lượng đất
1.1 Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 10
1.2 Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 500
1.3 Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 110
1.4 Thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, tình hình sử dụng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 520
1.5 Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất để xây dựng bản đồ chất lượng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 200
1.6 Chồng xếp bản đồ chất lượng đất và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định chất lượng đất theo mục đích sử dụng Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 235
1.7 Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20
1.8 In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20
2 Xây dựng bộ bản đồ tiềm năng đất đai
2.1 Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 10
2.2 Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 500
2.3 Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 110
2.4 Thành lập lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 520
2.5 Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường và lớp thông tin chất lượng đất để xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 200
2.6 Chồng xếp bản đồ tiềm năng đất đai và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 235
2.7 Xây dựng hệ thống chú dẫn và biên tập bản đồ Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20
2.8 In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20
Bước 5 Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai
1 Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất
1.1 Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất Nhóm 2 (2KS3) 130
1.2 Phân tích, đánh giá các quá trình hình thành, biến đổi chất lượng đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 80
1.3 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến chất lượng đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 120
1.4 Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất theo mục đích sử dụng đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 200
1.5 Tổng hợp đánh giá chất lượng đất lần đầu Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 95
2 Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai
2.1 Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 135
2.2 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 40
2.3 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của phát triển kinh tế – xã hội đến tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 80
2.4 Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tác động đến tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 120
2.5 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường) Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 90
2.6 Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 160
3 Xây dựng báo cáo đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần đầu Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 220
Bước 6 Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng sử dụng đất bền vững
1 Xác định quan điểm, mục tiêu chiến lược khai thác tài nguyên đất bền vững Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 45
2 Xác định các giải pháp về quản lý, sử dụng đất bền vững Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 45
3 Xác định các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ và cải tạo đất Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 45
4 Đề xuất định hướng sử dụng đất
4.1 Xây dựng định hướng sử dụng đất
4.1.1 Xây dựng định hướng sử dụng đất bền vững trên cơ sở kết quả tổng hợp tiềm năng đất đai theo các kịch bản biến đổi khí hậu Nhóm 4 (2KS4, 2KS6) 300
4.1.2 Lựa chọn định hướng sử dụng đất phù hợp ứng phó với biến đổi khí hậu Nhóm 4 (2KS4, 2KS6) 70
4.1.3 Định hướng lựa chọn các mô hình sử dụng đất bền vững theo theo các mốc thời gian của kịch bản biến đổi khí hậu Nhóm 4 (2KS4, 2KS6) 70
4.2 Xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất
4 2 1 Nhập thông tin và thành lập các lớp thông tin chuyên đề về khí hậu theo các mốc thời gian và kịch bản biến đổi khí hậu Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 200
4.2.2 Chồng xếp lớp thông tin chuyên đề về khí hậu với bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai để thành lập các bản đồ định hướng sử dụng đất bền vững theo các mốc thời gian của kịch bản biến đổi khí hậu Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 480
4.3 Xây dựng báo cáo thuyết minh định hướng sử dụng đất Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 175
Bước 7 Xây dựng báo cáo tng hợp và báo cáo tổng kết dự án
1 Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 130
2 Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KS4, 1KS6, 1KSC2) 30
3 Nhân sao tài liệu, tổ chức hội thảo Nhóm 2 (KTV6, 1KS3) 5
4 Hoàn chỉnh tài liệu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 20
5 Xây dựng báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết dự án Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 30
6 Phục vụ nghiệm thu và bàn giao kết quả Nhóm 2 (KTV6, 1KS3) 5

Ghi chú: Trường hợp đã thực hiện điều tra thoái hóa đt kỳ đầu, khi tính mức được xác định theo thời gian thực hiện điều tra thoái hóa đất:

Thời gian điều tra không quá 24 tháng tính bằng 30% định mức của Bước 1, Mục 1 Bước 2 và Mục 1, 2, 3 Bước 3; các nội dung còn lại được tính 100% định mức quy định tại Bảng 20.

Thời gian điều tra không quá 48 tháng tính bằng 80% định mức của Bước 1, Mục 1 Bước 2 và Mục 1, 2, 3 Bước 3; các nội dung còn lại được tính 100% định mức quy định tại Bảng 20.

Thời gian điều tra trên 48 tháng được tính 100% định mức quy định tại Bảng 20.

2.2. Điều tra phẫu diện đất:

Bảng 21

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/phẫu diện)
Chính Phụ Thăm dò
1 Trường hợp đào phẫu diện, mô tả phẫu diện đất; lấy tiêu bản đất và mẫu đất Nhóm 4 (2KS3, 1KTV6, 1LX2) 1,00 0,50 0,50
2 Trường hợp khoan phẫu diện, mô tả phẫu diện đất; lấy tiêu bản đất và mẫu đất Nhóm 4 (2KS3, 1KTV6, 1LX2) 0,50 0,25 0,25

2.3. Điều tra khoanh đất

Bảng 22

STT Khoanh đất điều tra Định biên Định mức
(Công nhóm/khoanh đất)
1 Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồng bằng (1.500 ha) Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 0,375
2 Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồi núi (2.500 ha) Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 0,750
3 Khoanh đất phi nông nghiệp (312 ha) Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 0,375

2.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 28.

II. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP VÙNG LẦN TIẾP THEO

  1. Nội dung công việc

Nội dung công việc điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng lần tiếp theo thực hiện như đối với điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tỉnh lần tiếp theo.

  1. Định biên, định mức

2.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 23

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Điều tra b sung thông tin, tài liệu, s liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa
1 Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất phục vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 220
1.2 Kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai kỳ trước Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 100
1.3 Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên đất hàng năm Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 40
2 Đánh giá, lựa chọn các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung
2.1 Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập Nhóm 4 (4KS3) 90
2.2 Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng Nhóm 4 (4KS3) 50
2.3 Xây dựng báo cáo đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung Nhóm 2 (2KS3) 35
3 Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa
3.1 Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra Nhóm 4 (1KTV6, 3KS3) 75
3.2 Xác định và chỉnh lý ranh giới các khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 210
3.3 Xác định số lượng phẫu diện, số lượng phiếu điều tra; chấm điểm đào phẫu diện lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 30
4 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa Nhóm 2 (2KS3) 100
Bước 2 Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra
1 Điều tra lấy mẫu đất bổ sung
1.1 Công tác ngoại nghiệp (không bao gồm điều tra phẫu diện đất) Nhóm 4 (1LX2, 1KTV6, 2KS3) 332
1.2 Công tác nội nghiệp
1.2.1 Thống kê số lượng, đặc điểm khoanh đất điều tra thực địa Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 75
1.2.2 Sao lưu mạng lưới điểm đào phẫu diện, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (2KS3) 100
1.2.3 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra ngoại nghiệp Nhóm 2 (2KS3) 225
2 Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
2.1 Tổng hợp bảng biểu số liệu, xử lý bản đồ kết quả điều tra phục vụ xây dựng bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 1.165
2.2 Tổng hợp, xử lý kết quả điều tra khoanh đất Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 625
2.3 Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 125
Bước 3 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai
1 Xây dựng bản đồ chất lượng đất
1.1 Nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất trên bản đồ chất lượng đất kỳ trước; thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, hiện trạng sử dụng đất
1.1.1 Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 6
1.1.2 Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 460
1.1.3 Phân cấp thông tin theo các nhóm chỉ tiêu đến từng khoanh đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 100
1.1.4 Thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, tình hình sử dụng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 500
1.3 Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề để xây dựng bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo (đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất để xây dựng bản đồ chất lượng đất) Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 200
1.4 Chồng xếp bản đồ chất lượng đất và lớp thông tin về tình hình sử dụng đất để xác định chất lượng đất theo mục đích sử dụng Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 235
1.5 Hoàn thiện và biên tập bản đồ chất lượng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20
1.6 In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo. Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20
2 Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai
2.1 Nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất trên bản đồ tiềm năng đất đai kỳ trước; thành lập các lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư); hiệu quả xã hội (giải quyết nhu cầu lao động; mức độ chấp nhận của người sử dụng đất; mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành); hiệu quả môi trường (tăng khả năng che phủ đất; duy trì bảo vệ đất; giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm)
2.1.1 Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 6
2.1.2 Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 460
2.1.3 Nhập thông tin thuộc tính đến từng khoanh đất theo các lớp thông tin đã thiết kế Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 100
2.1.4 Thành lập lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 500
2.2 Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề và lớp thông tin chất lượng đất để xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo (đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất để xây dựng bản đồ chất lượng đất) Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 200
2.3 Chồng xếp bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo và lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất để xác định tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 235
2.4 Hoàn thiện và biên tập bản đồ tiềm năng đất đai Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20
2.5 In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 20
Bước 4 Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất b sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và đnh hướng quản lý sử dụng đt bền vững
1 Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng
1.1 Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo Nhóm 2 (2KS3) 130
1.2 Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất. Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 80
2 Phân tích, đánh giá xu thế biến đổi chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước
2.1 Đánh giá sự thay đổi chất lượng đất so với kỳ trước Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 135
2.2 Đánh giá sự thay đổi tiềm năng đất đai so với kỳ trước Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 40
2.3 Phân tích, đánh giá xu hướng và nguyên nhân sự thay đổi về chất lượng và tiềm năng đất đai so với kỳ trước. Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 80
3 Đề xuất bổ sung các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất
3.1 Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp về cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất đã đề xuất của kỳ trước Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 45
3.2 Đề xuất bổ sung các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất phù hợp với chất lượng đất, tiềm năng đất đai hiện tại Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 45
Bước 5 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo
1 Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 130
2 Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo Nhóm 3 (1KS4, 1KS6, 1KSC2) 30
3 Nhân sao tài liệu, tổ chức hội thảo Nhóm 2 (KTV6, 1KS3) 5
4 Hoàn chỉnh tài liệu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo Nhóm 2 (1KS4, 1KS6) 20
5 Xây dựng báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết dự án Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 30
6 Phục vụ nghiệm thu và bàn giao kết quả Nhóm 2 (KTV6, 1KS3) 5

2.2. Điều tra phẫu diện đất: Theo quy định tại Bảng 21

2.3. Điều tra khoanh đất (Điều tra bổ sung sự thay đổi tình hình sử dụng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ điều tra trước)

Bảng 24

STT Khoanh đất điều tra Định biên Định mức
(Công nhóm/khoanh đất)
1 Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồng bằng (4.500 ha) Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 1,000
2 Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồi núi (7.500 ha) Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 1,750
3 Khoanh đất phi nông nghiệp (312 ha) Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 0,375

2.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 28.

F. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT CẤP VÙNG

I. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT CẤP VÙNG LẦN ĐẦU

  1. Nội dung công việc

Nội dung công việc thực hiện như đối với điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp tỉnh lần đầu.

  1. Định biên, định mức

2.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp vùng lần đầu (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất)

Bảng 25

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Thu thập tài liệu
1 Thu thập tài liệu
1.1 Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thoái hóa đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 190
1.2 Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 190
2 Đánh giá, lựa chọn các thông tin đã thu thập
2.1 Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin đã thu thập Nhóm 4 (4KS3) 110
2.2 Lựa chọn thông tin và các loại bản đồ chuyên đề có thể sử dụng, xác định những thông tin cần điều tra bổ sung Nhóm 4 (4KS3) 105
3 Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa
3.1 Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 240
3.2 Khảo sát sơ bộ và xác định thông tin, nội dung, số lượng điểm điều tra, điểm lấy mẫu đất, khu vực cần điều tra tại thực địa
3.2.1 Khảo sát sơ bộ nội dung, số lượng điểm, khu vực cần điều tra tại thực địa Nhóm 3 (1KTV6, 1KS3, 1LX2) 192
3.2.2 Xác định thông tin, nội dung, số lượng điểm, khu vực cần điều tra tại thực địa lên bản đồ Nhóm 2 (1KTV6, KS3) 192
3.3 Xác định ranh giới khoanh đất, điểm điều tra, điểm lấy mẫu đất lên bản đồ nền địa hình đã có các nội dung chuyên môn Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 256
4 Xử lý, tổng hợp chỉnh lý các loại bản đồ chuyên đề
4.1 Xử lý tổng hợp thông tin, lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp từng yếu tố dùng trong tạo lập các bản đồ chuyên đề đã thu thập được Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 75
4.2 Chuẩn bị bản đồ kết quả sản phẩm Nhóm 2 (1KS2, 1KS4) 180
4.3 Thiết kế các trường thông tin lưu trữ dữ liệu thuộc tính theo các thông tin chuyên đề đã thu thập Nhóm 2 (2KS3) 216
5 Xây dựng báo cáo kết quả thu thập thông tin và kế hoạch điều tra thực địa Nhóm 2 (2KS3) 225
Bước 2 Điều tra khảo sát thực địa
1 Điều tra phục vụ chỉnh lý bản đồ đất, xây dựng bản đồ độ phì nhiêu của đất (không bao gồm công lấy mẫu đất) Nhóm 4 (1KTV6, 2KS3, 1LX2) 800
2 Điều tra phục vụ xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp Nhóm 4 (1KTV6, 2KS3, 1LX2) 825
3 Điều tra xác định các loại hình thoái hóa Nhóm 4 (1KTV6, 2KS3, 1LX2) 1.750
4 Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 206
Bước 3 Nội nghiệp
1 Tổng hợp xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp
1.1 Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ thoái hóa đất và đánh giá thoái hóa đất Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 270
1.2 Sao chuyển mạng lưới điểm điều tra, điểm lấy mẫu, ranh giới khoanh đất theo kết quả điều tra thực địa lên bản đồ nền (bản giấy) Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 240
1.3 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra nội, ngoại nghiệp Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 225
2 Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu
2.1 Xây dựng bản đồ độ phì nhiêu của đất Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 360
2.2 Xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 315
2.3 Xây dựng bản đồ đất bị suy giảm độ phì kỳ đầu Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 280
2.4 Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa kỳ đầu (1) Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 330
2.5 Xây dựng bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa kỳ đầu Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 312
2.6 Xây dựng bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa kỳ đầu Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 300
2.7 Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa kỳ đầu (2) Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 240
2.8 Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ đầu Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 500
3 Đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu
3.1 Thống kê diện tích đất bị thoái hóa theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia Nhóm 2 (2KS3) 135
3.2 Đánh giá thoái hóa đất theo loại hình thoái hóa và loại đất thoái hóa Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 495
3.3 Đánh giá nguyên nhân thoái hóa đất và đề xuất giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 270
3.4 Xây dựng báo cáo tổng hợp và tổng kết dự án Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 220

Ghi chú:

(1) Định mức Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa kỳ đầu (Điểm 2.4 Bước 3) đối với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long khi tính mức tính bằng mức của vùng trung bình nhân với hệ số k (k=diện tích có địa hình trung du, miền núi của vùng/tổng diện tích điều tra của vùng). Đi với các vùng còn lại áp dụng nguyên định mức.

(2) Định mức Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa kỳ đầu (Điểm 2.7 – Bước 3) chỉ áp dụng cho vùng ven biển.

2.2. Điều tra lấy mẫu đất

– Định biên: công nhóm 4 (1KTV6, 2KS3, 1LX2) ngoại nghiệp

– Định mức: 0,1 công nhóm/mẫu đất khu vực đồng bằng; 0,2 công nhóm/mẫu đất khu vực trung du, miền núi.

2.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 28.

II. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT CẤP VÙNG LẦN TIẾP THEO

  1. Nội dung công việc

Nội dung công việc thực hiện như đối với điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp tỉnh lần tiếp theo.

  1. Định biên, định mức

2.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp vùng lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất bổ sung; phân tích mẫu đất)

Bảng 26

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/ TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Thu thập tài liệu
1 Điều tra bổ sung các tài liệu, số liệu trên địa bàn so với kỳ điều tra thoái hóa trước
1.1 Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thoái hóa đất. Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 180
1.2 Nhóm các tài liệu, số liệu, bản đồ về kinh tế xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất, cảnh quan môi trường. Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 180
2 Đánh giá, lựa chọn các thông tin đã thu thập
2.1 Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan, thời sự của thông tin đã thu thập Nhóm 4 (4KS3) 90
2.2 Lựa chọn thông tin và các loại bản đồ chuyên đề có thể sử dụng Nhóm 4 (4KS3) 25
3 Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa
3.1 Chuyển nội dung chuyên môn từ các bản đồ chuyên đề thu thập được và thông tin đã thu thập lên bản đồ kết quả điều tra Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 200
3.2 Xác định thông tin, nội dung, số lượng điểm điều tra, điểm lấy mẫu, khu vực cần điều tra tại thực địa; xác định ranh giới khoanh đất, điểm điều tra, lấy mẫu đất lên bản đồ kết quả điều tra đã có các nội dung chuyên môn Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 120
4 Xây dựng báo cáo kết quả thu thập thông tin và kế hoạch điều tra thực địa Nhóm 2 (2KS3) 180
Bước 2 Điều tra khảo sát thực địa
1 Điều tra bổ sung sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất với kỳ điều tra thoái hóa trước, tham vấn ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý địa phương và điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp: loại sử dụng đất nông nghiệp, phương thức sử dụng đất, các biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất
1.1 Điều tra xác định loại sử dụng đất nông nghiệp gắn với hệ số lớp phủ thực vật và quản lý đất (hệ số C), hệ số do áp dụng các biện pháp canh tác bảo vệ đất (hệ số P) Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 165
1.2 Điều tra bổ sung sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất so với kỳ điều tra thoái hóa đất trước Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 55
1.3 Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp: loại sử dụng đất nông nghiệp, phương thức sử dụng đất Nhóm 4 (2KTV6, 2KS3) 55
2 Điều tra khảo sát thực địa các khu vực thoái hóa theo từng loại hình thoái hóa: điều tra xác định khu vực thoái hóa đất mới, các loại hình thoái hóa đã bị thay đổi mức độ thoái hóa gồm điều tra khoanh vẽ tại thực địa nhằm chỉnh lý ranh giới các khoanh đất được xác định có sự thay đổi về mức độ thoái hóa Nhóm 4 (1KTV6, 2KS3, 1LX2) 834
Bước 3 Nội nghiệp
1 Tổng hợp xử lý thông tin tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp
1.1 Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ thoái hóa đất và đánh giá thoái hóa đất kỳ bổ sung Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 261
1.2 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra nội, ngoại nghiệp Nhóm 2 (1KTV6, 1KS3) 162
2 Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ bổ sung
2.1 Chỉnh lý bản đồ độ phì nhiêu của đất kỳ bổ sung Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 320
2.2 Xây dựng bản đồ loại sử dụng đất nông nghiệp kỳ bổ sung Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 266
2.3 Xây dựng bản đồ đất bị suy giảm độ phì kỳ bổ sung Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 260
2.4 Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa kỳ bổ sung (1) Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 270
2.5 Xây dựng bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa kỳ bổ sung Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 258
2.6 Xây dựng bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa kỳ bổ sung Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 250
2.7 Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa kỳ bổ sung (2) Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 194
2.8 Xây dựng bản đồ thoái hóa đất kỳ bổ sung Nhóm 3 (1KTV6, 2KS3) 400
3 Đánh giá thoái hóa đất kỳ bổ sung
3.1 Thống kê diện tích đất bị thoái hóa theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia Nhóm 2 (2KS3) 108
3.2 Đánh giá thoái hóa đất theo loại hình thoái hóa và loại đất thoái hóa Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 450
3.3 So sánh kết quả thoái hóa đất kỳ bổ sung với thoái hóa đất kỳ trước Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 135
4 Phân tích và đánh giá xu hướng, nguyên nhân thoái hóa đất trong những năm trước và đề xuất giải pháp giảm thiểu thoái hóa đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 270
5 Đánh giá kết quả quản lý, sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất bị thoái hóa kỳ trước, xác định nguyên nhân, xu hướng thoái hóa đất hiện tại và đề xuất giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hóa đất Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 225
6 Xây dựng báo cáo tổng hợp và tổng kết dự án Nhóm 2 (1KS3, 1KSC2) 220

Ghi chú:

(1) Định mức Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa kỳ bổ sung (Điểm 2.4- Bước 3) đi với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long khi tính mức tính bằng mức của vùng trung bình nhân với hệ s k (k=diện tích có địa hình trung du, miền núi của vùng/tổng diện tích điều tra của vùng). Đi với các vùng còn lại áp dụng nguyên định mức.

(2) Định mức Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa kỳ bổ sung (Điểm 2.7 Bước 3) chỉ áp dụng cho vùng có tỉnh ven biển.

(3) Trường hợp điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp vùng lần tiếp theo thực hiện đồng thời với điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng thì không tính mức tại Mục 1, Mục 3.1, Bước 1; Tiết 1.2, 1.3 Mục 1, Bước 2; Tiết 2.1 Mục 2 Bước 3; đi với Mục 2, Bước 1 tính 30% định mức; đi với Tiết 3.2, Mục 3 Bước 1 tính 50% định mức. Các nội dung công việc khác được tính 100% mức theo quy định tại Bảng 26.

2.2. Điều tra ly mẫu đất

– Định biên: công nhóm 4 (1KTV6, 2KS3, 1LX2) ngoại nghiệp

– Định mức: 0,1 công nhóm/mẫu đất khu vực đồng bằng; 0,2 công nhóm/mẫu đất khu vực trung du, miền núi.

Ghi chú: Không tính mức tại mục này trong trường hợp thực hiện đồng thời với điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng, cùng kỳ.

2.3. Phân tích mẫu đt: Theo quy định tại Bảng 28.

G. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CẢ NƯỚC

  1. Nội dung công việc

Bước 1. Đánh giá chất lượng đất cả nước

  1. Xây dựng bản đồ chất lượng đất

1.1. Tích hợp, tiếp biên bản đồ chất lượng đất của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000.

1.2. Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ chất lượng đất của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.3. Biên tập, trình bày và in bản đồ.

1.4. Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất.

  1. Phân tích, đánh giá chất lượng đất cả nước

2.1. Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất.

2.2. Phân tích, đánh giá các quá trình hình thành, biến đổi chất lượng đất.

2.3. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến chất lượng đất.

2.4. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất theo mục đích sử dụng đất.

2.5. Tổng hợp đánh giá chất lượng đất.

Bước 2. Đánh giá tiềm năng đất đai cả nước

  1. Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai cả nước

1.1. Tích hợp, tiếp biên bản đồ tiềm năng đất đai của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000.

1.2. Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ tiềm năng đất đai của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.3. Biên tập, trình bày và in bản đồ.

1.4. Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai.

  1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước

2.1. Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá tiềm năng đất đai.

2.2. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến tiềm năng đất đai.

2.3. Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường).

2.4. Phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất.

2.5. Tổng hợp đánh giá tiềm năng đất đai.

Bước 3. Đánh giá thoái hóa đất cả nước

  1. Xây dựng bản đồ thoái hóa đất cả nước

1.1. Tích hợp, tiếp biên bản đồ thoái hóa đất của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000

1.1.1. Tích hợp, tiếp biên bản đồ đất bị suy giảm độ phì của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000.

1.1.2. Tích hợp, tiếp biên bản đồ đất bị khô hạn của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000.

1.1.3. Tích hợp, tiếp biên bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000.

1.1.4. Tích hợp, tiếp biên bản đồ đất bị xói mòn do mưa của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000.

1.1.5. Tích hợp, tiếp biên bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000.

1.1.6. Tích hợp, tiếp biên bản đồ thoái hóa đất của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000.

1.2. Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ thoái hóa đất của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000

1.2.1. Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ đất bị suy giảm độ phì của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.2.2. Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.2.3. Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.2.4. Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ đất bị xói mòn do mưa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.2.5. Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.2.6. Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ thoái hóa đất của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.3. Biên tập, trình bày và in bản đồ

1.3.1. Biên tập, trình bày và in bản đồ đất bị suy giảm độ phì của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.3.2. Biên tập, trình bày và in bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.3.3. Biên tập, trình bày và in bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.3.4. Biên tập, trình bày và in bản đồ đất bị xói mòn do mưa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.3.5. Biên tập, trình bày và in bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.3.6. Biên tập, trình bày và in bản đồ thoái hóa đất cả nước tỷ lệ 1/1.000.000.

1.4. Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ thoái hóa đất.

  1. Phân tích, đánh giá thoái hóa đất cả nước

2.1. Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá thoái hóa đất.

2.2. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến thoái hóa đất.

2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng thoái hóa đất theo loại đất và loại hình thoái hóa.

2.4. Dự báo nguy cơ thoái hóa đất.

2.5. Tổng hợp đánh giá thoái hóa đất.

Bước 4. Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá đất đai cả nước

  1. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.
  2. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá đất đai.
  3. Xây dựng báo cáo tóm tắt.
  4. Phục vụ nghiệm thu và bàn giao kết quả điều tra, đánh giá đất đai cả nước.

2. Định biên, định mức

Bảng 27

STT Nội dung công việc Định biên Định mức
(Công nhóm/cả nước)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Bước 1 Đánh giá chất lượng đất cả nước
1 Xây dựng bản đồ chất lượng đất
1.1 Tích hợp, tiếp biên bản đồ chất lượng đất của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000 Nhóm 4 (4KS5) 130
1.2 Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ chất lượng đất của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 190
1.3 Biên tập, trình bày và in bản đồ Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 100
1.4 Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất Nhóm 2 (2KS5) 20
2 Phân tích, đánh giá chất lượng đất cả nước
2.1 Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất Nhóm 2 (2KS4) 30
2.2 Phân tích, đánh giá các quá trình hình thành, biến đổi chất lượng đất Nhóm 2 (2KS5) 150
2.3 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến chất lượng đất Nhóm 2 (2KS5) 150
2.4 Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất theo mục đích sử dụng đất Nhóm 2 (2KS5) 150
2.5 Xây dựng báo cáo tổng hợp đánh giá chất lượng đất lần đầu Nhóm 3 (3KS5) 135
Bước 2 Đánh giá tiềm năng đất đai cả nước
1 Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai cả nước
1.1 Tích hợp, tiếp biên bản đồ tiềm năng đất đai của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000 Nhóm 4 (4KS5) 130
1.2 Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ tiềm năng đất đai của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 190
1.3 Biên tập, trình bày và in bản đồ Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 100
1.4 Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai Nhóm 2 (2KS5) 20
2 Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước
2.1 Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá tiềm năng đất đai Nhóm 2 (2KS5) 30
2.2 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến tiềm năng đất đai Nhóm 2 (2KS5) 150
2.3 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường) Nhóm 2 (2KS5) 150
2.4 Phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất Nhóm 2 (2KS5) 150
2.5 Xây dựng báo cáo tổng hợp đánh giá tiềm năng đất đai lần đầu Nhóm 3 (3KS5) 135
Bước 3 Đánh giá thoái hóa đất cả nước
1 Xây dựng bản đồ thoái hóa đất cả nước
1.1 Tích hợp, tiếp biên bản đồ thoái hóa đất của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000
1.1.1 Tích hợp, tiếp biên bản đồ đất bị suy giảm độ phì của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000 Nhóm 4 (4KS5) 130
1.1.2 Tích hợp, tiếp biên bản đồ đất bị khô hạn của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000 Nhóm 4 (4KS5) 80
1.1.3 Tích hợp, tiếp biên bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000 Nhóm 4 (4KS5) 50
1.1.4 Tích hợp, tiếp biên bản đồ đất bị xói mòn do mưa của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000 Nhóm 4 (4KS5) 90
1.1.5 Tích hợp, tiếp biên bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000 Nhóm 4 (4KS5) 40
1.1.6 Tích hợp, tiếp biên bản đồ thoái hóa đất của các vùng kinh tế – xã hội, tỷ lệ 1/250.000 Nhóm 4 (4KS5) 130
1.2 Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ thoái hóa đất của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000
1.2.1 Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ đất bị suy giảm độ phì của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 150
1.2.2 Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 130
1.2.3 Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 90
1.2.4 Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ đất bị xói mòn do mưa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 130
1.2.5 Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 70
1.2.6 Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ thoái hóa đất của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 190
1.3 Biên tập, trình bày và in bản đồ
1.3.1 Biên tập, trình bày và in bản đồ đất bị suy giảm độ phì của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 60
1.3.2 Biên tập, trình bày và in bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 60
1.3.3 Biên tập, trình bày và in bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 60
1.3.4 Biên tập, trình bày và in bản đồ đất bị xói mòn do mưa của cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 60
1.3.5 Biên tập, trình bày và in bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 60
1.3.6 Biên tập, trình bày và in bản đồ thoái hóa đất cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 Nhóm 4 (3KS5, 1KTV6) 100
1.4 Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ thoái hóa đất Nhóm 2 (2KS5) 80
2 Phân tích, đánh giá thoái hóa đất cả nước
2.1 Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá thoái hóa đất Nhóm 2 (2KS5) 30
2.2 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đến thoái hóa đất Nhóm 2 (2KS5) 150
2.3 Phân tích, đánh giá thực trạng thoái hóa đất theo loại đất và loại hình thoái hóa Nhóm 2 (2KS5) 150
2.4 Dự báo nguy cơ thoái hóa đất Nhóm 2 (2KS5) 150
2.5 Xây dựng báo cáo tổng hợp đánh giá thoái hóa đất lần đầu Nhóm 3 (3KS5) 135
Bước 4 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá đất đai cả nước
1 Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo Nhóm 3 (2KS5, 1KS6) 40
2 Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả Nghiệm thu và bàn giao kết quả điều tra, đánh giá đất đai cả nước Nhóm 4 (1KS5, 1KS6, 2KSC2) 34
3 Xây dựng báo cáo tóm tắt Nhóm 2 (1KS6, 1KSC2) 30
4 Phục vụ nghiệm thu và bàn giao kết quả điều tra, đánh giá đất đai cả nước Nhóm 2 (2KS3) 10

H. PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT, MẪU NƯỚC

  1. Nội dung công việc

1.1. Lựa chọn mẫu đất phân tích (bao gồm toàn bộ mẫu đất của phẫu diện chính và mẫu đất tầng mặt của phẫu diện phụ).

1.2. Phân tích mẫu đất, mẫu nước

Các chỉ tiêu phân tích mẫu đất phục vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai và thoái hóa đất bao gồm: dung trọng, độ chua của đất (pHKCl), chất hữu cơ tổng số (OM%), thành phần cơ giới (cát, cát mịn, limon, sét), dung tích hấp thu (CEC), nitơ tổng số (N%), phốt pho tổng số (P2O5%), kali tổng số (K2O%); đối với khu vực ven biển phân tích thêm chỉ tiêu lưu huỳnh tổng số và tổng số muối tan.

Các chỉ tiêu phân tích mẫu đất, mẫu nước phục vụ điều tra, đánh giá ô nhiễm đất bao gồm: kim loại nặng (Pb, Cd, Cu, As, Zn, Cr), thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ, Thuốc BVTV nhóm lân hữu cơ, nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), Nitơ amôn (NH4+), Photphat (PO43).

  1. Định biên, định mức

2.1. Lựa chọn mẫu đất phân tích

Tính theo số lượng mẫu đất phân tích, định mức 0,01 công KS3/mẫu đất.

2.2. Phân tích mẫu đt, mẫu nước

Bảng 28

STT Mã hiệu Chỉ tiêu phân tích Định biên Định mức (Công/chỉ tiêu)
1 Mu đất
1.1 1Đ1 Dung trọng 1KS3 0,24
1.2 1Đ2 Độ chua (pHKCl) 1KS3 0,40
1.3 1Đ3 Chất hữu cơ tổng số (OM%) 1KS3 0,40
1.4 1Đ4 Thành phần cơ giới (TPCG) 1KS3 0,96
1.4a 1Đ4a Cát, cát mịn 1KS3 0,32
1.4b 1Đ4b Limon 1KS3 0,32
1.4c 1Đ4c Sét 1KS3 0,32
1.5 1Đ5 Dung tích hấp thu (CEC) 1KS3 0,40
1.6 1Đ6 Ni tơ tổng số (N%) 1KS3 0,40
1.7 1Đ7 Phốt pho tổng số (P2O5%) 1KS3 0,40
1.8 1Đ8 Kali tổng số (K2O%) 1KS3 0,40
1.9 1Đ9 Lưu huỳnh tổng số (SO42%) 1KS3 0,40
1.10 1Đ10 Muối tan tổng số 1KS3 0,40
1.11 1Đ11 Pb 1KS3 0,80
1.12 1Đ12 Cd 1KS3 0,80
1.13 1Đ13 As 1KS3 0,80
1.14 1Đ14 Cu 1KS3 0,80
1.15 1Đ15 Zn 1KS3 0,80
1.16 1Đ16 Cr 1KS3 0,80
1.17 1Đ17 Thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ 1KS4 2,00
1.18 1Đ18 Thuốc BVTV nhóm lân hữu cơ 1KS4 2,00
2 2N Mu nước
2.1 2N1 Pb 1KS3 1,00
2.2 2N2 Cd 1KS3 1,00
2.3 2N3 As 1KS3 1,20
2.4 2N4 Cu 1KS3 0,80
2.5 2N5 Zn 1KS3 0,80
2.6 2N6 Cr 1KS3 0,80
2.7 2N7 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) 1KS2 0,40
2.8 2N8 Nhu cầu oxy hóa học (COD) 1KS2 0,60
2.9 2N9 Nitơ amôn (NH4+) 1KS2 0,50
2.10 2N10 Photphat (PO43) 1KS3 0,60

Ghi chú:

Định mức tại Bảng 28 quy định mức lao động cho từng ch tiêu phân tích mẫu đất, nước. Khi xác định định mức cho một mu đất áp dụng công thức sau:

Trong đó:

Mptm: Mức lao động phân tích mu đất (nước) gồm n chỉ tiêu

n: s chỉ tiêu phân tích/mẫu đất (nước);

Mmi: là mức lao động phân tích ch tiêu i (Bảng 28)

Khi xác định mức cho tỉnh, vùng, khu vực cụ thể sẽ căn cứ s lượng mẫu đất, nước thực tế để tính mức.

Phần III

ĐỊNH MỨC VẬT TƯ, THIẾT BỊ

A. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH

I. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH LẦN ĐẦU

  1. Định mức dụng cụ

1.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tỉnh ln đầu (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 29

STT Dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (tháng) Định mức (ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 11.533
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 11.533
3 Chuột máy tính Cái 60 6.920
4 Máy tính casio Cái 60 1.153
5 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 971
6 Quần áo mưa Bộ 3 486
7 Ba lô Cái 6 971
8 Bình đựng nước uống Cái 36 243
9 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 1.922
10 Lưu điện cho máy tính Cái 60 6.920
11 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 641
12 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 1.922
13 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 961
14 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 1.922
15 Tủ đựng tài liệu Cái 60 1.922
16 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 384
17 Máy định vị cầm tay Cái 60 104
18 Điện năng Kw 13.472

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước, quy định tại Bảng 30

Bảng 30

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 10,25 5,01
2 Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa 10,50 94,99
3 Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp 5,13
4 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai 35,78
5 Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai 17,47
6 Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng sử dụng đất bền vững 18,77
7 Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo tổng kết dự án 2,10

1.2. Điều tra phẫu diện đất

Bảng 31

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hn (tháng) Định mức (Ca/phẫu diện)
Trường hợp đào phẫu diện Trường hợp khoan phẫu diện
Chính Phụ Thăm dò Chính Phụ Thăm dò
1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 3,00 1,50 1,00 1,50 0,75 0,50
2 Ba lô Cái 3 3,00 1,50 1,00 1,50 0,75 0,50
3 Quần áo mưa Bộ 6 1,50 0,75 0,50 0,75 0,38 0,25
4 Bộ dụng cụ đào đất Bộ 24 0,75 0,38 0,25
5 Khoan lấy mẫu đất Cái 24 0,38 0,19 0,13
6 Dụng cụ so màu đất (Munsell) Quyển 24 0,75 0,38 0,25 0,38 0,19 0,13
7 Ống đựng dung trọng đất Ống 24 1,00 1,00 1,00 1,00
8 Bộ đóng dung trọng đất (thanh và búa đóng) Bộ 24 0,10 0,10 0,10 0,10
9 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 0,50 0,25 0,13 0,50 0,25 0,13
10 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 0,50 0,25 0,13 0,50 0,25 0,13

1.3. Điều tra khoanh đất

Bảng 32

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hn (tháng) Định mức (Ca/khoanh đất)
BĐ tỷ lệ 1/25.000 BĐ tỷ lệ 1/50.000 BĐ tỷ lệ 1/100.000
I Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồng bằng, ven biển
1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 0,40 1,00 1,24
2 Quần áo mưa Bộ 3 0,20 0,50 0,62
3 Ba lô Cái 6 0,40 1,00 1,24
4 Bình đựng nước uống Cái 36 0,20 0,50 0,62
5 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 0,20 0,50 0,62
6 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 0,20 0,50 0,62
II Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồi núi
1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 0,74 1,50 2,00
2 Quần áo mưa Bộ 3 0,37 0,75 1,00
3 Ba lô Cái 6 0,74 1,50 2,00
4 Bình đựng nước uống Cái 36 0,37 0,75 1,00
5 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 0,37 0,75 1,00
6 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 0,37 0,75 1,00
III Khoanh đất phi nông nghiệp
1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 0,40 1,00 1,24
2 Quần áo mưa Bộ 3 0,20 0,50 0,62
3 Ba lô Cái 6 0,40 1,00 1,24
4 Bình đựng nước uống Cái 36 0,20 0,50 0,62
5 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 0,20 0,50 0,62
6 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 0,20 0,50 0,62

Ghi chú: Diện tích khoanh đất theo tỷ lệ bản đồ quy định tại Bảng 09.

1.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 144

  1. Định mức vật liệu

2.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tỉnh lần đầu (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 33

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (tính cho tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 2 2
2 Mực in A3 Hộp 1 1
3 Mực in A4 Hộp 6 2
4 Mực in màu A4 Hộp 2
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 2
6 Mực phô tô Hộp 1
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 1
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 2
9 Giấy A3 Gram 1 1
10 Giấy A4 Gram 20 5
11 Giấy in A0 Cuộn 4
12 Thước dây 100 m Cuộn 5
13 Thùng tôn đựng tài liệu Cái 4
14 Xăng Lít 381
15 Dầu nhờn Lít 4

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 34

Bảng 34

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 10,25 5,01
2 Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa 10,50 94,99
3 Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp 5,13
4 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai 35,78
5 Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai 17,47
6 Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng sử dụng đất bền vững 18,77
7 Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo tổng kết dự án 2,10

2.2. Điều tra phẫu diện đt

Bảng 35

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (Tính cho phẫu diện)
Trường hợp đào phẫu diện Trường hợp khoan phẫu diện
Chính Phụ Thăm dò Chính Phụ Thăm dò
1 Hộp tiêu bản Hộp 1,00 1,00 1,00 1,00
2 Thước đo phẫu diện Cái 1,00 0,50 1,00 0,50
3 Pin máy ảnh kỹ thuật số và máy định vị Cục 0,10 0,05 0,05 0,10 0,05 0,05
4 Xăng
Tỷ lệ bản đồ 1/25.000 Lít 0,60 0,45 0,45 0,45 0,25 0,25
Tỷ lệ bản đồ 1/50.000 Lít 1,20 0,90 0,90 0,90 0,50 0,50
Tỷ lệ bản đồ 1/100.000 Lít 2,40 1,80 1,80 1,80 1,00 1,00
5 Dầu nhờn Lít Bằng số lít xăng (theo tỷ lệ bản đồ) x 0,01

2.3. Điều tra khoanh đất

Bảng 36

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (Tính cho 01 khoanh đất)
BĐ tỷ lệ 1/25.000 BĐ tỷ lệ 1/50.000 BĐ tỷ lệ 1/100.000
I Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồng bằng, ven biển
1 Xăng Lít 0,10 0,30 0,80
2 Dầu nhờn Lít 0,01 0,03 0,08
II Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồi núi
1 Xăng Lít 0,125 0,375 1,00
2 Dầu nhờn Lít 0,01 0,04 0,01
III Khoanh đất phi nông nghiệp
1 Xăng Lít 0,20 0,40 0,80
2 Dầu nhờn Lít 0,002 0,004 0,008

Ghi chú: Diện tích khoanh đất theo tỷ lệ bản đồ quy định tại Bảng 09

2.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 145

  1. Định mức thiết bị

3.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tỉnh lần đầu (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất, điều tra khoanh đất và phân tích mẫu đất)

Bảng 37

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 6.920
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 641
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 971
4 Ô tô bán tải Cái 104
5 Máy scan A0 Cái 2,5 8
6 Máy scan A4 Cái 0,4 8
7 Máy in A3 Cái 0,5 10
8 Máy in màu A4 Cái 0,35 43
9 Máy in A4 Cái 0,35 40
10 Máy in Plotter Cái 0,4 10
11 Máy chiếu Projector Cái 0,5 2
12 Máy phô tô Cái 1,5 40
13 Điện năng Kw 33.217

Cơ cấu định mức thiết bị, năng lượng theo các bước quy định tại Bảng 38

Bảng 38

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00 100,00
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 10,25 5,01 10,25
2 Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa 10,50 94,99 10,50
3 Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp 5,13 5,13
4 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai 35,78 35,78
5 Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai 17,47 17,47
6 Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng sử dụng đất bền vững 18,77 18,77
7 Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo tổng kết dự án 2,10 2,10

3.2. Điều tra phẫu diện đất

Bảng 39

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mc (Ca/phẫu diện)
Trường hợp đào phẫu diện Trường hợp khoan phẫu diện
Chính Phụ Thăm dò Chính Phụ Thăm dò
1 Ô tô bán tải Cái 120 0,50 0,25 0,25 0,25 0,13 0,13

3.3. Điều tra khoanh đất:

Bảng 40

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Tỷ lệ bản đồ Định mức (Ca/khoanh đất)
Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồng bằng; ven biển Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồi núi Khoanh đất phi nông nghiệp
1 Ô tô bán tải Cái 120 1/25.000 0,05 0,093 0,05
1/50.000 0,125 0,188 0,125
1/100.000 0,155 0,250 0,155

Ghi chú: Diện tích khoanh đất theo tỷ lệ bản đồ quy định tại Bảng 09

3.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 146

  1. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP TỈNH LẦN TIẾP THEO
  2. Định mức dụng cụ

1.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tỉnh lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 41

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 8.696
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 8.696
3 Chuột máy tính Cái 60 5.218
4 Máy tính casio Cái 60 435
5 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 776
6 Quần áo mưa Bộ 3 388
7 Ba lô Cái 6 776
8 Bình đựng nước uống Cái 36 194
9 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 1.449
10 Lưu điện cho máy tính Cái 60 5.218
11 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 483
12 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 1.449
13 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 725
14 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 1.449
15 Tủ đựng tài liệu Cái 60 1.449
16 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 290
17 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 104
18 Điện năng Kw 10.154

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 42

Bảng 42

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng s 100,00 100,00
1 Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa 10,62 4,90
2 Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra 12,47 95,10
3 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai 37,06
4 Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững 37,68
5 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo 2,17

1.2. Điều tra phẫu diện đt: Theo quy định tại Bảng 31

1.3. Điều tra khoanh đất

Bảng 43

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (tháng) Định mức (Ca/khoanh đất)
BĐ tỷ lệ 1/25.000 BĐ tỷ lệ 1/50.000 BĐ tỷ lệ 1/100.000
I Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồng bằng, ven biển
1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 0,90 2,25 2,79
2 Quần áo mưa Bộ 3 0,45 1,13 1,40
3 Ba lô Cái 6 0,90 2,25 2,79
4 Bình đựng nước uống Cái 36 0,45 1,13 1,40
5 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 0,45 1,13 1,40
6 Máy định vị cầm tay Cái 60 0,45 1,13 1,40
II Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồi núi
1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 1,67 3,38 4,50
2 Quần áo mưa Bộ 3 0,83 1,69 2,25
3 Ba lô Cái 6 1,67 3,38 4,50
4 Bình đựng nước uống Cái 36 0,83 1,69 2,25
5 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 0,83 1,69 2,25
6 Máy định vị cầm tay Cái 60 0,83 1,69 2,25
III Khoanh đất phi nông nghiệp
1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 0,40 1,00 1,24
2 Quần áo mưa Bộ 3 0,20 0,50 0,62
3 Ba lô Cái 6 0,40 1,00 1,24
4 Bình đựng nước uống Cái 36 0,20 0,50 0,62
5 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 0,20 0,50 0,62
6 Máy định vị cầm tay Cái 60 0,20 0,50 0,62

Ghi chú: Diện tích khoanh đất theo tỷ lệ bản đồ quy định tại Bảng 09

1.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 144

  1. Định mức vật liệu

2.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đt đai cấp tỉnh lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 44

STT Tên vật liệu Đơn v tính Định mức (Tính cho tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 1 1
2 Mực in A3 Hộp 1 1
3 Mực in A4 Hộp 4 1
4 Mực in màu A4 Hộp 2
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 2
6 Mực phô tô Hộp 1
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 1
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 2
9 Giấy A3 Gram 1 1
10 Giấy A4 Gram 15 2,5
11 Giấy in A0 Cuộn 4
12 Thước dây 100 m Cuộn 5
13 Thùng tôn đựng tài liệu Cái 4
14 Xăng Lít 312
15 Dầu nhờn Lít 3

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 45

Bảng 45

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
  Tổng số 100,00 100,00
1 Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa 10,62 4,90
2 Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra 12,47 95,10
3 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai 37,06
4 Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững 37,68
5 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo 2,17

2.2. Điều tra phẫu diện đất: Theo quy định tại Bảng 35

2.3. Điều tra khoanh đất

Bảng 46

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (Tính cho khoanh đất)
BĐ tỷ lệ 1/25.000 BĐ tỷ lệ 1/50.000 BĐ tỷ lệ 1/100.000
I Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồng bằng, ven biển
1 Xăng Lít 0,90 1,80 3,60
2 Dầu nhờn Lít 0,01 0,02 0,04
II Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồi núi
1 Xăng Lít 1,13 2,25 4,50
2 Dầu nhờn Lít 0,01 0,02 0,05
III Khoanh đất phi nông nghiệp
1 Xăng Lít 0,20 0,40 0,80
2 Dầu nhờn Lít 0,002 0,004 0,008

Ghi chú: Diện tích khoanh đất theo tỷ lệ bản đồ quy định tại Bảng 11

2.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 145

  1. Định mức thiết bị

3.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp tỉnh lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất, điều tra khoanh đất và phân tích mẫu đất)

Bảng 47

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công sut (Kw/h) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 5.218
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 483
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 776
4 Ô tô bán tải Cái 104
5 Máy scan A0 Cái 2,5 8
6 Máy scan A4 Cái 0,4 8
7 Máy in A3 Cái 0,5 10
8 Máy in màu A4 Cái 0,35 5
9 Máy in A4 Cái 0,35 13
10 Máy in Plotter Cái 0,4 10
11 Máy chiếu Projector Cái 0,5 2
12 Máy phô tô Cái 1,5 40
13 Điện năng Kw 25.103

Cơ cấu định mức thiết bị, năng lượng theo các bước quy định tại Bảng 48

Bảng 48

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00 100,00
1 Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa 10,62 4,90 10,62
2 Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra 12,47 95,10 12,47
3 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai 37,06 37,06
4 Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững 37,68 37,68
5 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo 2,17 2,17

3.2. Điều tra phẫu diện đất: Theo quy định tại Bảng 39

3.3. Điều tra khoanh đt:

Bảng 49

STT Tên thiết b Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Tỷ lệ bản đồ Định mức (Ca/khoanh đất)
Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồng bằng; ven biển Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồi núi Khoanh đất phi nông nghiệp
1 Ô tô bán tải Cái 120 1/25.000 0,113 0,208 0,050
1/50.000 0,281 0,422 0,125
1/100.000 0,349 0,563 0,155

Ghi chú: Diện tích khoanh đất theo tỷ lệ bản đồ quy định tại Bảng 11

3.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 146

  1. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT CP TỈNH
  2. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT CẤP TỈNH LẦN ĐẦU
  3. Định mức dụng cụ

1.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp tỉnh lần đầu (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 50

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 7.828
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 7.828
3 Chuột máy tính Cái 60 4.697
4 Máy tính casio Cái 60 783
5 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 3.709
6 Quần áo mưa Bộ 3 1.855
7 Ba lô Cái 6 3.709
8 Bình đựng nước uống Cái 36 927
9 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 1.305
10 Lưu điện cho máy tính Cái 60 4.697
11 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 435
12 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 1.305
13 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 653
14 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 1.305
15 Tủ đựng tài liệu Cái 60 1.305
16 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 261
17 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 856
18 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 856
19 Điện năng Kw 9.145

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 51

Bảng 51

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00
1 Thu thập tài liệu 14,02 11,20
2 Điều tra khảo sát thực địa 88,80
3 Nội nghiệp 85,98
Trong đó:
Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa 5,38
Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 3,91

1.2. Điều tra lấy mẫu đất

Bảng 52

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/mẫu đất)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 0,40
2 Quần áo mưa Bộ 3 0,20
3 Ba lô Cái 6 0,20
4 Bình đựng nước uống Cái 36 0,10
5 Dụng cụ lấy mẫu đất Cái 6 0,10
6 Bộ đóng dung trọng đất Bộ 24 0,10
7 Ống đựng dung trọng đất Ống 24 1,00
8 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 0,10
9 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 0,10

1.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 144

  1. Định mức vật liệu

2.1. Điều tra thoái hóa đất cấp tnh lần đầu (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất)

Bảng 53

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (Tính cho tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 2,0 2,0
2 Mực in A3 Hộp 0,5
3 Mực in A4 Hộp 11 2,0
4 Mực in màu A4 Hộp 1,5
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 1,5
6 Mực phô tô Hộp 1,3
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 4,5
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 3,2
9 Giấy A3 Gram 1,0
10 Giấy A4 Gram 31,25 5,0
11 Giấy in A0 Cuộn 5,0
12 Thước dây 100 m Cuộn 5,0
13 Thùng tôn đựng tài liệu Cái 4,0
14 Xăng Lít 2.568,0
15 Dầu nhờn Lít 26,0

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 54

Bảng 54

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
  Tng s 100,00 100,00
1 Thu thập tài liệu 16,96 12,98
2 Điều tra khảo sát thực địa 87,02
3 Nội nghiệp 83,04
Trong đó:
Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa 5,39
Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 3,92

2.2. Điều tra lấy mẫu đất

Bảng 55

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức
(Tính cho mẫu đất)
Khu vực đồng bằng Khu vực trung du miền núi
1 Xăng Lít 0,100 0,300
2 Dầu nhờn Lít 0,001 0,003

2.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 145

  1. Định mức thiết bị

3.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp tnh lần đầu (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất)

Bảng 56

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 4.697,00
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 217,00
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 1.855,00
4 Ô tô bán tải Cái 856,00
5 Máy scan A0 Cái 2,5 2,75
6 Máy scan A4 Cái 0,4 1,10
7 Máy in A3 Cái 0,5 9,90
8 Máy in màu A4 Cái 0,35 43,00
9 Máy in A4 Cái 0,35 4,64
10 Máy in Plotter Cái 0,4 23,33
11 Máy chiếu Projector Cái 0,5 10,00
12 Máy phô tô Cái 1,5 27,60
13 Điện năng Kw 18.531,00

Cơ cấu định mức thiết bị theo các bước quy định tại Bảng 57

Bảng 57

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00 100,00
1 Thu thập tài liệu 38,84 13,08 38,84
2 Điều tra khảo sát thực địa 86,92
3 Nội nghiệp 61,16 61,16
Trong đó:
Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa 5,39 5,39
Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 3,92 3,92

3.2. Điều tra lấy mẫu đất:

Bảng 58

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Thời hn
(Tháng)
Định mức
(Tính cho mẫu đất)
Khu vực đồng bằng Khu vực trung du, miền núi
1 Ô tô bán tải Cái 120 0,05 0,1

3.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 146

  1. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT CẤP TỈNH LẦN TIẾP THEO
  2. Định mức dụng cụ

1.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp tnh lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất)

Bảng 59

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 4.031
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 4.031
3 Chuột máy tính Cái 60 2.419
4 Máy tính Casio Cái 60 403
5 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 1.604
6 Quần áo mưa Bộ 3 802
7 Ba lô Cái 6 1.604
8 Bình đựng nước uống Cái 36 401
9 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 672
10 Lưu điện cho máy tính Cái 60 2.419
11 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 224
12 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 672
13 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 336
14 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 672
15 Tủ đựng tài liệu Cái 60 672
16 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 134
17 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 320
18 Máy định vị cầm tay Cái 60 320
19 Điện năng Kw 4.708

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 60

Bảng 60

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00
1 Thu thập tài liệu 15,91 17,33
2 Điều tra khảo sát thực địa 82,67
3 Nội nghiệp 84,09
Trong đó:
Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa 5,18
Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 3,72

1.2. Điều tra ly mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 52

1.3. Phân tích mẫu đt: Theo quy định tại Bảng 144

  1. Định mức vật liệu

2.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp tỉnh lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất)

Bảng 61

STT Tên vt liu Đơn vị tính Định mức (Tính cho tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 2,0 2,0
2 Mực in A3 Hộp 0,5
3 Mực in A4 Hộp 9,0 2,0
4 Mực in màu A4 Hộp 1,5
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 1,5
6 Mực phô tô Hộp 1,3
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 4,5
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 3,2
9 Giấy A3 Gram 1,0
10 Giấy A4 Gram 26,25 5,0
11 Giấy in A0 Cuộn 5,0
12 Thước dây 100 m Cuộn 5,0
13 Thùng tôn đựng tài liệu Cái 4,0
14 Xăng Lít 960,0
15 Dầu nhờn Lít 9,6

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 62

Bảng 62

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
1 Thu thập tài liệu 6,19 22,02
2 Điều tra khảo sát thực địa 77,98
3 Nội nghiệp 93,81
Trong đó:
Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa 5,18
Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 3,72

2.2. Điều tra ly mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 55

2.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 145

  1. Định mức thiết bị

3.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp tỉnh lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất)

Bảng 63

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 2.419
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,20 112
3 Máy tính xách tay Cái 0,50 802
4 Ô tô bán tải Cái 320
5 Máy scan A0 Cái 2,50 2,75
6 Máy scan A4 Cái 0,40 1,1
7 Máy in A3 Cái 0,50 9,9
8 Máy in màu A4 Cái 0,35 43
9 Máy in A4 Cái 0,35 4,64
10 Máy in Plotter Cái 0,40 23,33
11 Máy chiếu Projector Cái 0,50 10
12 Máy phô tô Cái 1,5 27,60
13 Điện năng Kw 9.893

Cơ cấu định mức thiết bị theo các bước quy định tại Bảng 64

Bảng 64

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00 100,00
1 Thu thập tài liệu 16,65 22,05 16,65
2 Điều tra khảo sát thực địa 77,95
3 Nội nghiệp 83,35 83,35
Trong đó:
Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa 7,39 7,39
Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 5,92 5,92

3.2. Điều tra ly mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 58

3.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 146

  1. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM ĐẤT CẤP TỈNH
  2. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM ĐẤT CẤP TỈNH LẦN ĐẦU
  3. Định mức dụng cụ

1.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh lần đầu

Bảng 65

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 780
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 780
3 Chuột máy tính Cái 60 468
4 Máy tính casio Cái 60 78
5 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 130
6 Lưu điện cho máy tính Cái 60 468
7 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 43
8 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 130
9 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 65
10 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 130
11 Tủ đựng tài liệu Cái 60 130
12 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 26
13 Điện năng Kw 1.192

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 66

Bảng 66

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ để xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất 51,28
5 Đề xuất định hướng quản lý sử dụng đất bền vững 23,08
6 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất 25,64

1.2. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất khu vực điều tra lần đầu

1.2.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất khu vực điều tra lần đầu (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, nước; phân tích mẫu đất, mẫu nước)

Bảng 67

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/KVTB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 216
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 216
3 Chuột máy tính Cái 60 130
4 Máy tính casio Cái 60 22
5 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 240
6 Quần áo mưa Bộ 3 120
7 Ba lô Cái 6 240
9 Bình đựng nước uống Cái 36 120
10 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 36
11 Lưu điện cho máy tính Cái 60 130
12 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 12
13 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 36
14 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 18
15 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 36
16 Tủ đựng tài liệu Cái 60 36
17 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 7
18 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 120
19 Máy định vị cầm tay Cái 60 120
20 Điện năng Kw 329

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 68

Bảng 68

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00
2 Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa 39,81 100,00
3 Tổng hợp số liệu, xác định các điểm đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm 32,41
4 Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm 27,78

1.2.2. Điều tra ly mu đất, mu nước

Bảng 69

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Tính cho 01 mẫu đất)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 0,25
2 Quần áo mưa Bộ 3 0,13
3 Ba lô Cái 6 0,25
4 Dụng cụ lấy mẫu đất Cái 6 0,25
5 Bình đựng nước uống Cái 36 0,25
6 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 0,25
7 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 0,25

1.2.3. Phân tích mẫu đất, mẫu nước: Theo quy định tại Bảng 144

  1. Định mức vật liệu

2.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh lần đầu

Bảng 70

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (Tính cho tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 1 1
2 Mực in A3 Hộp 0,5
3 Mực in A4 Hộp 2
4 Mực in màu A4 Hộp 0,5
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 0,1
6 Mực phô tô Hộp 1
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 0,1
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 0,5
9 Giấy A3 Gram 1
10 Giấy A4 Gram 6,25
11 Giấy in A0 Cuộn 2

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 71

Bảng 71

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng s 100,00 100,00
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ để xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất 33,67 100,00
5 Đề xuất định hướng quản lý sử dụng đất bền vững 23,08
6 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất 43,25

2.2. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất khu vực điều tra lần đầu

2.2.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất khu vực điều tra lần đầu (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, nước; phân tích mẫu đất, mẫu nước)

Bảng 72

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mc (Tính cho KVTB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Mực in A3 Hộp 0,25
2 Mực in A4 Hộp 0,5
3 Mực in màu A4 Hộp 0,5
4 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 0,1
7 Đầu phun màu A4 Chiếc 0,5
8 Giấy A3 Gram 0,5
9 Giấy A4 Gram 2,5
10 Giấy in A0 Cuộn 0,15 0,15
1 Xăng Lít 45
2 Dầu nhờn Lít 0,45

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 73

Bảng 73

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
2 Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa 39,81 100,00
3 Tổng hợp số liệu, xác định các điểm đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm 32,41
4 Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm 27,78

2.2.2. Điều tra lấy mẫu đất, nước

Bảng 74

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (Tính cho 01 mẫu đất)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Xăng Lít 0,13
2 Dầu nhờn Lít 0,01

2.2.3. Phân tích mẫu đất, mẫu nước: Theo quy định tại Bảng 145

  1. Định mức thiết bị

3.1. Điều tra, đánh giá ô nhim đất cấp tỉnh lần đầu

Bảng 75

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 468
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 43
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 198
4 Máy scan A0 Cái 2,5 1
5 Máy scan A4 Cái 0,4 1
6 Máy in A3 Cái 0,5 1
7 Máy in màu A4 Cái 0,35 1
8 Máy in A4 Cái 0,35 2
9 Máy in Plotter Cái 0,4 1
10 Máy chiếu Projector Cái 0,5 2
11 Máy phô tô Cái 1,5 1
12 Điện năng Kw 2.232

Cơ cấu định mức thiết bị, năng lượng theo các bước quy định tại Bảng 76

Bảng 76

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00 100,00
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ để xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất 51,28 100,00 51,28
5 Đề xuất định hướng quản lý sử dụng đất bền vững 23,08 23,08
6 Xây dựng báo cáo kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất 25,64 25,64

3.2. Điều tra, đánh giá khu vực điều tra ô nhiễm lần đầu (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, nước; phân tích mẫu đất, mẫu nước)

Bảng 77

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức (Ca/KVTB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 108
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 12
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 120
4 Máy scan A0 Cái 2,5 0,50
5 Máy scan A4 Cái 0,4 0,50
6 Máy in A3 Cái 0,5 0,50
7 Máy in màu A4 Cái 0,35 0,50
8 Máy in A4 Cái 0,35 1,00
9 Máy in Plotter Cái 0,4 0,50
10 Máy phô tô Cái 1,5 0,50
11 Điện năng Kw 566

Cơ cấu định mức thiết bị, năng lượng theo các bước quy định tại Bảng 78

Bảng 78

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00 100,00
2 Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa 39,81 100,00 39,81
3 Tổng hợp số liệu, xác định các điểm đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm 32,41 32,41
4 Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm 27,78 27,78

3.2. Điều tra ly mẫu đất, nước: Không sử dụng thiết bị

3.3. Phân tích mẫu đất, mẫu nước: Theo quy định tại Bảng 146

  1. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM ĐẤT CẤP TỈNH LẦN TIẾP THEO
  2. Định mức dụng cụ

1.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh lần tiếp theo

Bảng 79

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 392
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 392
3 Chuột máy tính Cái 60 235
4 Máy tính casio Cái 60 20
5 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 65
6 Lưu điện cho máy tính Cái 60 235
7 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 22
8 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 65
9 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 32,5
10 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 65
11 Tủ đựng tài liệu Cái 60 65
12 Máy hút bụi 1,5 Kvv Cái 60 13
13 Điện năng Kw 604

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 80

Bảng 80

Bước Nội dung Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00
1 Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 33,67
5 Xây dựng báo cáo đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất và cảnh báo các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm lần tiếp theo 66,33

1.2. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất khu vực điều tra lần tiếp theo

1.2.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất khu vực điều tra lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra mẫu đất, nước; phân tích mẫu đất, mẫu nước)

Bảng 81

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/KVTB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 108
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 108
3 Chuột máy tính Cái 60 65
4 Máy tính casio Cái 60 5
5 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 40
6 Quần áo mưa Bộ 3 20
7 Ba lô Cái 6 40
8 Bình đựng nước uống Cái 36 20
9 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 18
10 Lưu điện cho máy tính Cái 60 65
11 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 6
12 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 18
13 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 9
14 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 18
15 Tủ đựng tài liệu Cái 60 18
16 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 4
17 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 20
18 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 20
19 Điện năng Kw 171

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 82

Bảng 82

Bước Nội dung Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
1 Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 36,36
2 Điều tra lấy mẫu đất, nước bổ sung tại thực địa 18,18 100,00
3 Tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra; xác định các điểm đất bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm 12,73
4 Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm lần tiếp theo 32,73

1.2.2. Điều tra ly mẫu đất, nước: Theo quy định tại Bảng 69

1.2.3. Phân tích mu đất, mẫu nước: Theo quy định tại Bảng 144

  1. Định mức vật liệu

2.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đt cấp tỉnh lần tiếp theo

Bảng 83

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (Tính cho tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 1,00 1,00
2 Mực in A3 Hộp 0,50
3 Mực in A4 Hộp 2,00
4 Mực in màu A4 Hộp 0,50
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 0,10
6 Mực phô tô Hộp 1,00
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 0,10
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 0,50
9 Giấy A3 Gram 1,00
10 Giấy A4 Gram 6,25
11 Giấy in A0 Cuộn 2,00

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 84

Bảng 84

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
1 Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 33,67 100,00
5 Xây dựng báo cáo đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất và cảnh báo các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm lần tiếp theo 66,33

2.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất khu vực điều tra lần tiếp theo

2.1.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất khu vực điều tra lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, nước; phân tích mẫu đất, mẫu nước)

Bảng 85

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (Tính cho KVTB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Mực in A3 Hộp 0,25
2 Mực in A4 Hộp 0,5
3 Mực in màu A4 Hộp 0,5
4 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 0,1
5 Đầu phun màu A4 Chiếc 0,5
6 Giấy A3 Gram 0,5
7 Giấy A4 Gram 2,5
8 Giấy in A0 Cuộn 0,15 0,15
9 Xăng Lít 45
10 Dầu nhờn Lít 0,45

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 86

Bảng 86

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
1 Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 37,04
2 Điều tra lấy mẫu đất, nước bổ sung tại thực địa 18,52 100,00
3 Tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra; xác định các điểm đất bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm 11,11
4 Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm lần tiếp theo 33,33

2.2.2. Điều tra lấy mẫu đất, nước: Theo quy định tại Bảng 74

2.2.3. Phân tích mẫu đất, mẫu nước: Theo quy định tại Bảng 145

  1. Định mức thiết bị

3.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh lần tiếp theo

Bảng 87

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 235
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 22
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 51
4 Máy scan A0 Cái 2,5 1,00
5 Máy scan A4 Cái 0,4 1,00
6 Máy in A3 Cái 0,5 1,00
7 Máy in màu A4 Cái 0,35 1,00
8 Máy in A4 Cái 0,35 2,00
9 Máy in Plotter Cái 0,4 1,00
10 Máy chiếu Projector Cái 0,5 2,00
11 Máy phô tô Cái 1,5 1,00
12 Điện năng Kw 1.159

Cơ cấu định mức thiết bị, năng lượng theo các bước quy định tại Bảng 88

Bảng 88

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng s 100,00 100,0 100,00
1 Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 33,67 100,00 33,67
5 Xây dựng báo cáo đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất và cảnh báo các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm lần tiếp theo 66,33 66,33

3.2. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đt khu vực điều tra lần tiếp theo

3.2.1. Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất khu vực điều tra lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, nước; phân tích mẫu đất, mẫu nước)

Bảng 89

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công sut (Kw/h) Định mức (Ca/KVTB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 54
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 6
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 20
4 Máy scan A0 Cái 2,5 0,50
5 Máy scan A4 Cái 0,4 0,50
6 Máy in A3 Cái 0,5 0,50
7 Máy in màu A4 Cái 0,35 0,50
8 Máy in A4 Cái 0,35 1,00
9 Máy in Plotter Cái 0,4 0,50
10 Máy phô tô Cái 1,5 0,50
11 Điện năng Kw 296

Cơ cấu định mức thiết bị, năng lượng theo các bước quy định tại Bảng 90

Bảng 90

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00 100,00
1 Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 37,04 37,04
2 Điều tra lấy mẫu đất, nước bổ sung tại thực địa 18,52 100,00 18,52
3 Tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra; xác định các điểm đất bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm 11,11 11,11
4 Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm lần tiếp theo 33,33 33,33

3.2.2. Điều tra lấy mẫu đất, nước: Không sử dụng thiết bị

3.2.3. Phân tích mẫu đt, mẫu nước: Theo quy định tại Bảng 146

  1. ĐIỀU TRA, PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH
  2. ĐIỀU TRA, PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH LẦN ĐẦU
  3. Định mức dụng cụ

Bảng 91

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 3.554
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 3.554
3 Chuột máy tính Cái 60 2.132
4 Máy tính casio Cái 60 355
5 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 634
6 Quần áo mưa Bộ 3 317
7 Ba lô Cái 6 634
8 Bình đựng nước uống Cái 36 134
9 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 592
10 Lưu điện cho máy tính Cái 60 2.132
11 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 197
12 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 592
13 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 296
14 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 592
15 Tủ đựng tài liệu Cái 60 592
16 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 118
17 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 317
18 Điện năng Kw 5.443

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 92

Bảng 92

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 5,92 22,71
2 Lập kế hoạch và điều tra tại thực địa 17,61 77,29
3 Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu số liệu, bản đồ nội nghiệp và ngoại nghiệp 15,53
4 Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp 49,07
5 Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp 11,87
  1. Định mức vật liệu

Bảng 93

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Số lượng (tính cho tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 2 1
2 Mực in A3 Hộp 0,25 0,25
3 Mực in A4 Hộp 4 1
4 Mực in màu A4 Hộp 1
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 1
6 Mực phô tô Hộp 4
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 2
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 1
9 Giấy A3 Gram 1 1
10 Giấy A4 Gram 13 3
11 Giấy in A0 Cuộn 3
12 Thùng tôn đựng tài liệu Cái 4
13 Xăng Lít 402
14 Dầu nhờn Lít 4

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 94

Bảng 94

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 5,92 22,71
2 Lập kế hoạch và điều tra tại thực địa 17,61 77,29
3 Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu số liệu, bản đồ nội nghiệp và ngoại nghiệp 15,53
4 Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp 49,07
5 Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp 11,87
  1. Định mức thiết bị

Bảng 95

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức (ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 1.422
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 99
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 317
4 Máy scan A0 Cái 2,5 2
5 Máy scan A4 Cái 0,4 2
6 Máy in A3 Cái 0,5 3
7 Máy in màu A4 Cái 0,35 4
8 Máy in A4 Cái 0,35 8 2
9 Máy in Plotter Cái 0,4 4
10 Máy chiếu Projector Cái 0,5 6
11 Máy phô tô Cái 1,5 4
12 Điện năng Kw 6.196

Cơ cấu định mức thiết bị, năng lượng theo các bước quy định tại Bảng 96

Bảng 96

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00 100,00
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 5,91 22,71 5,91
2 Lập kế hoạch và điều tra tại thực địa 17,62 77,29 17,62
3 Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu số liệu, bản đồ nội nghiệp và ngoại nghiệp 15,53 15,53
4 Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp 49,07 49,07
5 Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp 11,87 11,87
  1. ĐIỀU TRA, PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH LẦN TIẾP THEO
  2. Định mức dụng cụ

Bảng 97

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 1.690
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 1.690
3 Chuột máy tính Cái 60 1.014
4 Máy tính casio Cái 60 85
5 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 382
6 Quần áo mưa Bộ 3 191
7 Ba lô Cái 6 382
8 Bình đựng nước uống Cái 36 70
9 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 282
10 Lưu điện cho máy tính Cái 60 1.014
11 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 94
12 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 282
13 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 141
14 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 282
15 Tủ đựng tài liệu Cái 60 282
16 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 56
17 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 191
18 Điện năng Kw 2.593

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại bảng 98

Bảng 98

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
1 Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ và điều tra bổ sung thực địa 27,10 100,00
2 Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo 47,93
3 Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo 24,97
  1. Định mức vật liệu

Bảng 99

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (Tính cho tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 2 1
2 Mực in A3 Hộp 0,25 0,25
3 Mực in A4 Hộp 4 1
4 Mực in màu A4 Hộp 1
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 1
6 Mực phô tô Hộp 4
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 2
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 1
9 Giấy A3 Gram 1 1
10 Giấy A4 Gram 13 3
11 Giấy in A0 Cuộn 3
12 Thùng tôn đựng tài liệu Cái 4
13 Xăng Lít 210
14 Dầu nhờn Lít 2

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 100

Bảng 100

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00
1 Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ và điều tra bổ sung thực địa 39,06 100,00
2 Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo 49,07
3 Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo 11,87
  1. Định mức thiết bị

Bảng 101

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức (Ca/tỉnh TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 1.014
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 47
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 191
4 Máy scan A0 Cái 2,5 2
5 Máy scan A4 Cái 0,4 2
6 Máy in A3 Cái 0,5 3
7 Máy in màu A4 Cái 0,35 4
8 Máy in A4 Cái 0,35 8 2
9 Máy in Plotter Cái 0,4 4
10 Máy chiếu Projector Cái 0,5 6
11 Máy phô tô Cái 1,5 4
12 Điện năng Kw 4.035

Cơ cấu định mức thiết bị, năng lượng theo các bước quy định tại Bảng 102

Bảng 102

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00 100,00
1 Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ và điều tra bổ sung thực địa 27,10 100,00 27,10
2 Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo 61,03 61,03
3 Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo 11,87 11,87
  1. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP VÙNG
  2. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP VÙNG LẦN ĐẦU
  3. Định mức dụng cụ

1.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đt, tiềm năng đất đai cp vùng lần đầu (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 103

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 29.510
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 29.510
3 Chuột máy tính Cái 60 17.706
4 Máy tính casio Cái 60 2.951
5 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 2.738
6 Quần áo mưa Bộ 3 1.369
7 Ba lô Cái 6 2.738
8 Bình đựng nước uống Cái 36 685
9 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 4.918
10 Lưu điện cho máy tính Cái 60 17.706
11 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 1.639
12 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 4.918
13 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 2.459
14 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 4.918
15 Tủ đựng tài liệu Cái 60 4.918
16 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 984
17 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 332
18 Điện năng Kw 34.455

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 104

Bảng 104

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 5,88 6,22
2 Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa 14,74 93,78
3 Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp 19,78
4 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai 33,12
5 Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai 9,94
6 Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng sử dụng đất bền vững 14,95
7 Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo tổng kết dự án 1,59

1.2. Điều tra phẫu diện đất

Bảng 105

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (tháng) Định mức (Ca/phẫu diện)
Trường hợp đào phẫu diện Trường hợp khoan phẫu diện
Chính Phụ Thăm dò Chính Phụ Thăm dò
1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 4,00 2,00 2,00 2,00 1,00 1,00
2 Ba lô Cái 6 4,00 2,00 2,00 2,00 1,00 1,00
3 Quần áo mưa Bộ 3 2,00 1,00 1,00 1,00 0,50 0,50
4 Bộ dụng cụ đào đất Bộ 24 1,00 0,50 0,50
5 Khoan lấy mẫu đất Cái 24 0,50 0,25 0,25
6 Dụng cụ so màu đất (Munsell) Quyển 24 1,00 0,50 0,50 0,50 0,25 0,25
7 Ống đựng dung trọng đất Ống 24 15,00 15,00 15,00 15,00
8 Bộ đóng dung trọng đất (thanh và búa đóng) Bộ 24 0,50 0,50 0,50 0,50
9 Máy ảnh kỹ thuật số Cái 60 1,00 0,50 0,50 0,50 0,25 0,25
10 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 1,00 0,50 0,50 0,50 0,25 0,25

1.3. Điều tra khoanh đất

Bảng 106

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/khoanh đất)
KĐNN khu vực đồng bằng, ven biển (1.500 ha) KĐNN khu vực đồi núi (2.500 ha) KĐ PNN (312 ha)
1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 1,50 3,00 1,50
2 Quần áo mưa Bộ 3 0,75 1,50 0,75
3 Ba lô Cái 6 1,50 3,00 1,50
4 Bình đựng nước uống Cái 36 0,375 0,75 0,375
5 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 0,375 0,75 0,375
6 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 0,375 0,75 0,375

1.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 144

  1. Định mức vật liệu

2.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng lần đầu (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 107

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (Tính cho vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 5 5
2 Mực in A3 Hộp 1 1
3 Mực in A4 Hộp 16 4
4 Mực in màu A4 Hộp 4
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 10
6 Mực phô tô Hộp 2
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 10
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 4
9 Giấy A3 Gram 2 2
10 Giấy A4 Gram 70 10
11 Giấy in A0 Cuộn 8
12 Thước dây 100 m Cuộn 10
13 Thùng tôn đựng tài liệu Cái 15
14 Xăng Lít 1.930
15 Dầu nhờn Lít 19

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 108

Bảng 108

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 5,67 42,41
2 Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa 14,31 57,59
3 Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp 19,01
4 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai 31,50
5 Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai 11,62
6 Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng sử dụng đất bền vững 16,02
7 Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo tổng kết dự án 1,87

2.2. Điều tra phẫu diện đất

Bảng 109

STT Tên vt liu Đơn vị tính Định mức (Tính cho 01 phẫu diện đất)
Trường hợp đào phẫu diện Trường hợp khoan phẫu diện
Chính Phụ Thăm dò Chính Phụ Thăm dò
1 Hộp tiêu bản Hộp 1,00 1,00 1,00 1,00
2 Thước đo phẫu diện Cái 1,00 0,50 1,00 0,50
3 Pin máy ảnh kỹ thuật số và máy định vị 0,10 0,05 0,05 0,10 0,05 0,05
4 Xăng Lít 3,60 2,40 2,40 2,40 1,80 1,80
5 Dầu nhờn Lít 0,04 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02

2.3. Điều tra khoanh đất

Bảng 110

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (Tính cho 01 khoanh đất)
KĐNN khu vực đồng bằng, ven biển (1.500 ha) KĐNN khu vực đồi núi (2.500 ha) KĐPNN (312 ha)
1 Xăng Lít 2,40 3,60 2,08
2 Dầu nhờn Lít 0,02 0,04 0,02

2.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 145

  1. Định mức thiết bị

3.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng lần đầu (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 111

STT Thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức (Ca/vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 17.706
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 1.639
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 2.738
4 Ô tô bán tải Cái 332
5 Máy scan A0 Cái 2,5 40
6 Máy scan A4 Cái 0,4 40
7 Máy in A3 Cái 0,5 50
8 Máy in màu A4 Cái 0,35 200
9 Máy in A4 Cái 0,35 40
10 Máy in Plotter Cái 0,4 40
11 Máy chiếu Projector Cái 0,5 15
12 Máy phô tô Cái 1,5 30
13 Điện năng Kw 84.810

Cơ cấu định mức thiết bị, năng lượng theo các bước quy định tại Bảng 112

Bảng 112

Bước Nội dung công việc Khu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100 100,00
1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ 5,90 41,64 5,90
2 Lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa 14,91 58,36 14,91
3 Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp 19,82 19,82
4 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai 32,84 32,84
5 Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai 9,96 9,96
6 Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng sử dụng đất bền vững 14,98 14,98
7 Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo tổng kết dự án 1,59 1,59

3.2. Điều tra phẫu diện đất

Bảng 113

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/phẫu diện đất)
Trường hợp đào phẫu diện Trường hợp khoan phẫu diện
Chính Phụ Thăm dò Chính Phụ Thăm dò
1 Ô tô bán tải Cái 120 0,75 0,38 0,38 0,38 0,19 0,19

3.4. Điều tra khoanh đất

Bảng 114

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/khoanh đất)
Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồng bằng; ven biển (1.500 ha) Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồi núi (2.500 ha) Khoanh đất phi nông nghiệp (312 ha)
1 Ô tô bán tải Cái 120 0,25 0,50 0,25

3.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 46

  1. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP VÙNG LẦN TIẾP THEO
  2. Định mức dụng cụ

1.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 115

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 18.796
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 18.796
3 Chuột máy tính Cái 60 11.278
4 Máy tính casio Cái 60 940
5 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 2.408
6 Quần áo mưa Bộ 3 1.204
7 Ba lô Cái 6 2.408
8 Bình đựng nước uống Cái 36 602
9 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 3.133
10 Lưu điện cho máy tính Cái 60 11.278
11 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 1.044
12 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 3.133
13 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 1.567
14 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 3.133
15 Tủ đựng tài liệu Cái 60 3.133
16 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 627
17 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 332
18 Điện năng Kw 21.948

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 116

Bảng 116

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
1 Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa 11,91 45,59
2 Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra 30,47 54,41
3 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai 47,88
4 Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững 6,77
5 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo 2,97

1.2. Điều tra phẫu diện đất: Theo quy định tại Bảng 105

1.3. Điều tra khoanh đất

Bảng 117

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/khoanh đất)
KĐNN khu vực đồng bằng, ven biển (4.500 ha) KĐNN khu vực đồi núi (7.500 ha) KĐPNN (312 ha)
1 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 4,00 7,00 1,50
2 Quần áo mưa Bộ 3 2,00 3,50 0,75
3 Ba lô Cái 6 4,00 7,00 1,50
4 Bình đựng nước uống Cái 36 1,00 1,75 0,375
5 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 1,00 1,75 0,375
6 Máy định vị cầm tay Cái 60 1,00 1,75 0,375

1.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 144

  1. Định mức vật liệu

2.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 118

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Số lượng (Tính cho vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 2 2
2 Mực in A3 Hộp 1 1
3 Mực in A4 Hộp 12 3
4 Mực in màu A4 Hộp 2
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 4
6 Mực phô tô Hộp 1
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 2
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 2
9 Giấy A3 Gram 2 2
10 Giấy A4 Gram 50 10
11 Giấy in A0 Cuộn 8
12 Thước dây 100 m Cuộn 5
13 Thùng tôn đựng tài liệu Cái 10
15 Xăng Lít 1.660
16 Dầu nhờn Lít 17

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 119

Bảng 119

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
1 Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa 11,12 4,90
2 Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra 11,97 95,10
3 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai 37,06
4 Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững 37,68
5 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo 2,17

2.2. Điều tra phẫu diện đất: Theo quy định tại Bảng 109

2.3. Điều tra khoanh đất

Bảng 120

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức
(Tính cho 01 khoanh đất)
KĐNN khu vực đồng bằng, ven biển (4.500 ha) KĐNN khu vực đồi núi (7.500 ha) KĐPNN (312 ha)
1 Xăng Lít 3,60 5,40 2,08
2 Dầu nhờn Lít 0,036 0,054 0,021

2.4. Phân tích mẫu đt: Theo quy định tại Bảng 145

  1. Định mức thiết bị

3.1. Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cấp vùng lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra phẫu diện đất; điều tra khoanh đất; phân tích mẫu đất)

Bảng 121

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức (Ca/vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 11.278
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 1.044
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 2.408
4 Ô tô bán tải Cái 332
5 Máy scan A0 Cái 2,5 20
6 Máy scan A4 Cái 0,4 20
7 Máy in A3 Cái 0,5 10
8 Máy in màu A4 Cái 0,35 110
9 Máy in A4 Cái 0,35 30
10 Máy in Plotter Cái 0,4 40
11 Máy chiếu Projector Cái 0,5 15
12 Máy phô tô Cái 1,5 24
13 Điện năng Kw 53.891

Cơ cu định mức thiết bị, năng lượng theo các bước quy định tại Bảng 122

Bảng 122

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00 100,00 100,00
1 Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa 11,12 44,85 11,12
2 Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra 31,28 55,15 31,28
3 Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai 49,19 49,19
4 Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững 5,91 5,91
5 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo 2,50 2,50

3.2. Điều tra phẫu diện đất: Theo quy định tại Bảng 113

3.3. Điều tra khoanh đất:

Bảng 123

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/khoanh đất)
Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồng bằng; ven biển (4.500 ha) Khoanh đất nông nghiệp khu vực đồi núi (7.500 ha) Khoanh đất phi nông nghiệp (312 ha)
1 Ô tô bán tải Cái 120 0,75 1,50 0,25

3.4. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 146

  1. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT CẤP VÙNG
  2. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT CẤP VÙNG LẦN ĐẦU
  3. Định mức dụng cụ

1.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp vùng lần đầu (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất)

Bảng 124

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (Tháng) Định mức (Ca/vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 15.249
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 15.249
3 Chuột máy tính Cái 60 9.149
4 Máy tính casio Cái 60 1.525
5 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 12.840
6 Quần áo mưa Bộ 3 6.420
7 Ba lô Cái 6 12.840
8 Bình đựng nước uống Cái 36 3.210
9 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 2.542
10 Lưu điện cho máy tính Cái 60 9.149
11 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 847
12 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 2.542
13 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 1.271
14 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 2.542
15 Tủ đựng tài liệu Cái 60 2.542
16 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 508
17 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 4.199
18 Máy định vị cầm tay (GPS) Cái 60 4.199
19 Điện năng Kw 17.806

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 125

Bảng 125

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00
1 Thu thập tài liệu 14,02 11,20
2 Điều tra khảo sát thực địa 88,80
3 Nội nghiệp 85,98
Trong đó:
Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa 5,38
Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 3,91

1.2. Điều tra ly mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 52

1.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 144

  1. Định mức vật liệu

2.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp vùng lần đầu (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất)

Bảng 126

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức (Tính cho vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 5 3
2 Mực in A3 Hộp 0,5
3 Mực in A4 Hộp 12 2
4 Mực in màu A4 Hộp 2
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 2
6 Mực phô tô Hộp 2
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 6
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 3
9 Giấy A3 Gram 2
10 Giấy A4 Gram 35 5
11 Giấy in A0 Cuộn 7
12 Thước dây 100 m Cuộn 5
13 Thùng tôn đựng tài liệu Cái 4
15 Xăng Lít 20.995
16 Dầu nhờn Lít 210

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 127

Bảng 127

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
1 Thu thập tài liệu 16,96 12,98
2 Điều tra khảo sát thực địa 87,02
3 Nội nghiệp 83,04
Trong đó:
Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa 5,39
Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 3,92

2.2. Điều tra ly mẫu đất

Bảng 128

STT Tên vt liu Đơn vị tính Định mức
(Tính cho 01 mẫu đất)
Khu vực đồng bằng Khu vực trung du, miền núi
1 Xăng Lít 0,3 0,50
2 Dầu nhờn Lít 0,003 0,05

2.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 145

  1. Định mức thiết bị

3.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp vùng lần đầu (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất)

Bảng 129

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức (Ca/vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 9.149
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 424
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 6.420
4 Ô tô bán tải Cái 4.199
5 Máy scan A0 Cái 2,5 3
6 Máy scan A4 Cái 0,4 1
7 Máy in A3 Cái 0,5 10
8 Máy in màu A4 Cái 0,35 216
9 Máy in A4 Cái 0,35 6
10 Máy in Plotter Cái 0,4 35
11 Máy chiếu Projector Cái 0,5 12
12 Máy phô tô Cái 1,5 31
13 Điện năng Kw 36.054

Cơ cấu định mức thiết bị theo các bước quy định tại Bảng 130

Bảng 130

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00 100,00
1 Thu thập tài liệu 38,84 13,08 38,84
2 Điều tra khảo sát thực địa 86,92
3 Nội nghiệp 61,16 61,16
Trong đó:
Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa 5,39 5,39
Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 3,92 3,92

3.2. Điều tra ly mẫu đt:

Bảng 131

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Thời hn (Tháng) Định mức
(Tính cho mẫu đất)
Khu vực đồng bằng Khu vực trung du, miền núi
1 Ô tô bán tải Cái 120 0,1 0,2

3.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 146

  1. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT CẤP VÙNG LẦN TIẾP THEO
  2. Định mức dụng cụ

1.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp vùng lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất)

Bảng 132

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hn (Tháng) Định mức (Ca/vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 11.776
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 11.776
3 Chuột máy tính Cái 60 7.066
4 Máy tính casio Cái 60 1.178
5 Quần áo bảo hộ lao động Bộ 6 6.616
6 Quần áo mưa Bộ 3 3.308
7 Ba lô Cái 6 6.616
8 Bình đựng nước uống Cái 36 1.654
9 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 1.963
10 Lưu điện cho máy tính Cái 60 7.066
11 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 654
12 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 1.963
13 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 982
14 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 1.963
15 Tủ đựng tài liệu Cái 60 1.963
16 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 393
17 Máy ảnh kĩ thuật số Cái 60 1.384
18 Máy định vị cầm tay Cái 60 1.384
19 Điện năng Kw 13.750

Cơ cấu định mức dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 133

Bảng 133

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00
1 Thu thập tài liệu 15,91 17,33
2 Điều tra khảo sát thực địa 82,67
3 Nội nghiệp 84,09
Trong đó:
Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa 5,18
Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 3,72

1.2. Điều tra ly mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 52

1.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 144

  1. Định mức vật liệu

2.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cp vùng lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất)

Bảng 134

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức
(Tính cho vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 3 2
2 Mực in A3 Hộp 0,5
3 Mực in A4 Hộp 10 2
4 Mực in màu A4 Hộp 2
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 1,6
6 Mực phô tô Hộp 2
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 6
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 6,4
9 Giấy A3 Gram 2
10 Giấy A4 Gram 30 5
11 Giấy in A0 Cuộn 7
12 Thước dây 100 m Cuộn 5
13 Thùng tôn đựng tài liệu Cái 4
14 Xăng Lít 6.920
15 Dầu nhờn Lít 69

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 135

Bảng 135

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00 100,00
1 Thu thập tài liệu 6,19 22,02
2 Điều tra khảo sát thực địa 77,98
3 Nội nghiệp 93,81
Trong đó:
Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa 5,18
Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 3,72

2.2. Điều tra ly mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 128

2.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 145

  1. Định mức thiết bị

3.1. Điều tra, đánh giá thoái hóa đất cấp vùng lần tiếp theo (không tính các nội dung điều tra lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất)

Bảng 136

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức (Ca/vùng TB)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 4.710
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 327
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 3.308
4 Ô tô bán tải Cái 1.384
5 Máy scan A0 Cái 2,5 3,25
6 Máy scan A4 Cái 0,4 1,30
7 Máy in A3 Cái 0,5 9,79
8 Máy in màu A4 Cái 0,35 216
9 Máy in A4 Cái 0,35 5,57
10 Máy in Plotter Cái 0,4 35
11 Máy chiếu Projector Cái 0,5 12
12 Máy phô tô Cái 1,5 30,73
13 Điện năng Kw 21.211

Cơ cấu định mức thiết bị theo các bước quy định tại Bảng 137

Bảng 137

Bước Nội dung công việc Khu hao thiết bị (%) Năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00 100,00 100,00
1 Thu thập tài liệu 16,65 22,05 16,65
2 Điều tra khảo sát thực địa 77,95
3 Nội nghiệp 83,35 83,35
Trong đó:
Xây dựng bản đồ đất bị xói mòn do mưa 7,39 7,39
Xây dựng bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 5,92 5,92

3.2. Điều tra ly mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 131

3.3. Phân tích mẫu đất: Theo quy định tại Bảng 146

  1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CẢ NƯỚC
  2. Định mức dụng cụ

Bảng 138

STT Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hn (Tháng) Định mức
(Ca/cả nước)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Bàn làm việc Cái 60 14.592
2 Ghế văn phòng (ghế máy tính) Cái 60 14.592
3 Chuột máy tính Cái 60 8.755
4 Máy tính casio Cái 60 1.459
5 Ổn áp dùng chung 10KVA Cái 60 2.432
6 Lưu điện cho máy tính Cái 60 8.755
7 Máy hút ẩm 2 Kw Cái 60 811
8 Quạt thông gió 0,04 Kw Cái 60 2.432
9 Quạt trần 0,1 Kw Cái 60 1.216
10 Bộ đèn neon 0,04 Kw Bộ 12 2.432
11 Tủ đựng tài liệu Cái 60 2.432
12 Máy hút bụi 1,5 Kw Cái 60 486
13 Điện năng Kw 22.404

Cơ cấu dụng cụ theo các bước quy định tại Bảng 139

Bảng 139

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00
1 Đánh giá chất lượng đất cả nước 21,14
2 Đánh giá tiềm năng đất đai cả nước 21,14
3 Đánh giá thoái hóa đất cả nước 55,42
Trong đó
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đt bị suy giảm độ phì 9,32
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa 7,40
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa 5,48
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị xói mòn do mưa 7,68
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 4,66
Xây dựng, biên tập, in bản đồ thoái hóa đất 11,51
4 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá đất đai cả nước 2,30
  1. Định mức vật liệu

Bảng 140

STT Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức
(Tính cho cả nước)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 USB (4G) Cái 8
2 Mực in A3 Hộp 6
3 Mực in A4 Hộp 15
4 Mực in màu A4 Hộp 2
5 Mực in Ploter (06 hộp) Bộ 10
6 Mực phô tô Hộp 5
7 Đầu phun màu A0 Chiếc 10
8 Đầu phun màu A4 Chiếc 2
9 Giấy A3 Gram 15
10 Giấy A4 Gram 42
11 Giấy in A0 Cuộn 20
12 Cặp đựng tài liệu Cái 200
13 Bình nước uống Bình 405

Cơ cấu định mức vật liệu theo các bước quy định tại Bảng 141

Bảng 141

Bước Nội dung công việc Cơ cấu (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tng s 100,00
1 Đánh giá chất lượng đất cả nước 21,14
2 Đánh giá tiềm năng đất đai cả nước 21,14
3 Đánh giá thoái hóa đất cả nước 55,42
Trong đó
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị suy giảm độ phì 9,32
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa 7,40
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đt bị kết von, đá ong hóa 5,48
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị xói mòn do mưa 7,68
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 4,66
Xây dựng, biên tập, in bản đồ thoái hóa đất 11,51
4 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá đất đai cả nước 2,30
  1. Định mức thiết bị

Bảng 142

STT Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw/h) Định mức
(Ca/cả nước)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp
1 Máy vi tính Bộ 0,35 4.378
2 Máy điều hòa nhiệt độ Bộ 2,2 811
3 Máy tính xách tay Cái 0,5 4.378
4 Máy scan A0 Cái 2,5 5
5 Máy scan A4 Cái 0,4 5
6 Máy in A3 Cái 0,5 10
7 Máy in màu A4 Cái 0,35 2,5
8 Máy in A4 Cái 0,35 57,5
9 Máy in Plotter Cái 0,4 30
10 Máy chiếu Projector Cái 0,5 18
11 Máy phô tô Cái 1,5 3
12 Điện năng Kw 46.801

Cơ cấu định mức khu hao thiết bị, năng lượng theo các bước quy định tại Bảng 143

Bảng 143

Bước Nội dung công việc Khấu hao thiết bị (%) Khu hao năng lượng (%)
Nội nghiệp Ngoại nghiệp Nội nghiệp Ngoại nghiệp
Tổng số 100,00   100,00
1 Đánh giá chất lượng đất cả nước 21,14 21,14
2 Đánh giá tiềm năng đất đai cả nước 21,14 21,14
3 Đánh giá thoái hóa đất cả nước 55,42 55,42
Trong đó
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị suy giảm độ phì 9,32   9,32
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa 7,40   7,40
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị kết von, đá ong hóa 5,48   5,48
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị xói mòn do mưa 7,68   7,68
Xây dựng, biên tập, in bản đồ đất bị mặn hóa, phèn hóa 4,66   4,66
Xây dựng, biên tập, in bản đồ thoái hóa đất 11,51   11,51
4 Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá đất đai cả nước 2,30 2,30
  1. PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT, MẪU NƯỚC

Định mức vật tư, thiết bị tại các Bảng 144, 145, 146 quy định mức cho từng chỉ tiêu phân tích mẫu đất, nước. Khi xác định định mức cho một mẫu đất áp dụng công thức sau:

Trong đó:

– Mptm: Mức vật tư, thiết bị phân tích mẫu đất (nước) gồm n chỉ tiêu

– n: số chỉ tiêu phân tích/mẫu đất (nước);

– Mmi: là mức vật tư, thiết bị phân tích chỉ tiêu i

Khi xác định mức cho tỉnh, vùng, khu vực cụ thể sẽ căn cứ số lượng mẫu đất, nước thực tế để tính mức.

  1. Định mức dụng cụ

Bảng 144

STT Mã hiệu Tên dụng cụ Đơn vị tính Thời hạn (tháng) Định mức (ca/chỉ tiêu)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Mu đất
1.1 1Đ1 Dung trọng
1 Cốc nhựa Cái 36,0 0,160
2 Cốc thủy tinh Cái 12,0 0,160
3 Đũa thủy tinh Cái 12,0 0,160
4 Phễu lọc thủy tinh Cái 12,0 0,160
5 Bình thủy tinh 250ml Cái 12,0 0,160
6 Đĩa phơi mẫu Cái 12,0 0,160
7 Áo blu Cái 6,0 0,240
8 Dép xốp Đôi 6,0 0,240
9 Găng tay Đôi 1,0 0,240
10 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,240
11 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,060
12 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,060
13 Bàn làm việc Cái 60,0 0,240
14 Ghế tựa Cái 60,0 0,240
15 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,040
16 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,040
17 Máy hút bụi 2Kw Cái 60,0 0,002
18 Máy hút ẩm 1,5Kw Cái 60,0 0,015
19 Đèn neon 40Kw Bộ 12,0 0,240
20 Điện năng 0,350
1.2 1Đ2 pHKCl
1 Cốc nhựa Cái 36,0 0,240
2 Cốc thủy tinh Cái 12,0 0,240
3 Bình thủy tinh 250ml Cái 12,0 0,240
4 Bình thủy tinh 1000ml Cái 12,0 0,240
5 Đĩa phơi mẫu Cái 12,0 0,240
6 Áo blu Cái 6,0 0,400
7 Dép xốp Đôi 6,0 0,400
8 Găng tay Đôi 1,0 0,400
9 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,400
10 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,100
11 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,100
12 Bàn làm việc Cái 60,0 0,400
13 Ghế tựa Cái 60,0 0,400
14 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,067
15 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,067
16 Máy hút bụi 2Kw Cái 60,0 0,003
17 Máy hút ẩm 1,5Kw Cái 60,0 0,025
18 Đèn neon 40Kw Bộ 12,0 0,400
19 Điện năng Kw 0,579
1.3 1Đ3 Tổng chất hữu cơ (TCVN 6644: 2000)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,280
2 Đĩa phơi mẫu Cái 12,0 0,280
3 Micropipet 10ml Cái 12,0 0,280
4 Pipet 5ml Cái 12,0 0,280
5 Bình định mức 50ml Cái 12,0 0,280
6 Bình định mức 100ml Cái 12,0 0,280
7 Bình định mức 25ml Cái 12,0 0,280
8 Bình định mức 250ml Cái 12,0 0,280
9 Đầu cone 5ml Cái 12,0 0,280
10 Cốc thủy tinh Cái 12,0 0,280
11 Đèn Wimax = 200h Cái 12,0 0,280
12 Đèn DI max = 500h Cái 12,0 0,280
13 Cuvet 1cm Cái 12,0 0,280
14 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 0,280
15 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 0,280
16 Chai nhựa 0,5 lít Cái 36,0 0,280
17 Áo blu Cái 6,0 0,400
18 Dép xốp Đôi 6,0 0,400
19 Găng tay Đôi 1,0 0,400
20 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,400
21 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,100
22 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,100
23 Bàn làm việc Cái 60,0 0,400
24 Ghế tựa Cái 60,0 0,400
25 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,067
26 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,067
27 Máy hút bụi 2Kw Cái 60,0 0,003
28 Máy hút ẩm 1,5Kw Cái 60,0 0,025
29 Đèn neon 40Kw Bộ 12,0 0,400
30 Điện năng Kw 0,579
1.4 1Đ4 Thành phần cơ giới
1.4a 1Đ4a Cát, cát mịn
1 Cốc nhựa Cái 36,0 0,160
2 Cốc thủy tinh Cái 12,0 0,160
3 Bình thủy tinh 250ml Cái 12,0 0,160
4 Ống trụ 1000ml Cái 12,0 0,160
5 Ống hút Robinson Cái 12,0 0,160
6 Đĩa phơi mẫu Cái 12,0 0,160
7 Khay đựng mẫu sàng rây Cái 12,0 0,160
8 Áo blu Cái 6,0 0,320
9 Dép xốp Đôi 6,0 0,320
10 Găng tay Đôi 1,0 0,320
11 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,320
12 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,080
13 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,080
14 Bàn làm việc Cái 60,0 0,320
15 Ghế tựa Cái 60,0 0,320
16 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,053
17 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,053
18 Máy hút bụi 2Kw Cái 60,0 0,003
19 Máy hút ẩm 1,5Kw Cái 60,0 0,020
20 Đèn neon 40Kw Bộ 12,0 0,320
21 Điện năng Kw 0,472
1.4b 1Đ4b Limon Như 1Đ4a
1.4c 1Đ4c Sét Như 1Đ4a
1.5 1Đ5 CEC (acetate pH = 7) (10TCN 369-1999)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,360
2 Ống nghiệm 25*150 Ống 12,0 0,360
3 Ống nghiệm không nắp Ống 12,0 0,360
4 Ống nghiệm có nắp Ống 12,0 0,360
5 Micropipet 1ml Cái 12,0 0,360
6 Pipet 5ml Cái 12,0 0,360
7 Đầu cone 1ml Cái 12,0 0,360
8 Đầu cone 5ml Cái 12,0 0,360
9 Bình tia Cái 12,0 0,360
10 Cốc thủy tinh 1000ml Cái 12,0 0,360
11 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 0,360
12 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 0,360
13 Chai nhựa 0,5 lít Cái 36,0 0,360
14 Áo blu Cái 6,0 0,800
15 Dép xốp Đôi 6,0 0,800
16 Găng tay Đôi 1,0 0,800
17 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,800
18 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,200
19 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,080
20 Bàn làm việc Cái 60,0 0,800
21 Ghế tựa Cái 60,0 0,800
22 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,133
23 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,133
24 Máy hút bụi 2Kw Cái 60,0 0,006
25 Máy hút ẩm 1,5Kw Cái 60,0 0,050
26 Đèn neon 40Kw Bộ 12,0 0,800
27 Điện năng Kw 1,156
1.6 1Đ6 Tổng N (TCN 6498-1999)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,480
2 Micropipet 10ml Cái 12,0 0,480
3 Pipet 5ml Cái 12,0 0,480
4 Bình định mức 50ml Cái 12,0 0,480
5 Bình định mức 100ml Cái 12,0 0,480
6 Bình định mức 25ml Cái 12,0 0,480
7 Bình định mức 250ml Cái 12,0 0,480
8 Đầu cone 5ml Cái 12,0 0,480
9 Cốc thủy tinh Cái 12,0 0,480
10 Đèn Wimax = 200h Cái 12,0 0,480
11 Đèn DI max = 500h Cái 12,0 0,480
12 Cuvet 1cm Cái 12,0 0,480
13 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 0,480
14 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 0,480
15 Chai nhựa 0,5 lít Cái 36,0 0,480
16 Áo blu Cái 6,0 0,400
17 Dép xốp Đôi 6,0 0,400
18 Găng tay Đôi 1,0 0,400
19 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,400
20 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,100
21 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,100
22 Bàn làm việc Cái 60,0 0,400
23 Ghế tựa Cái 60,0 0,400
24 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,133
25 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,067
26 Máy hút bụi 2Kw Cái 60,0 0,003
27 Máy hút ẩm 1,5Kw Cái 60,0 0,025
28 Đèn neon 40Kw Bộ 12,0 0,400
29 Điện năng Kw 0,634
1.7 1Đ7 Tổng P (TCN 8661-2011)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,280
2 Bình tam giác Cái 12,0 0,280
3 Micropipet 10ml Cái 12,0 0,280
4 Pipet 5ml Cái 12,0 0,280
5 Bình định mức 50ml Cái 12,0 0,280
6 Bình định mức 100ml Cái 12,0 0,280
7 Bình định mức 25ml Cái 12,0 0,280
8 Đầu cone 5ml Cái 12,0 0,280
9 Cốc thủy tinh Cái 12,0 0,280
10 Đũa thủy tinh Cái 12,0 0,280
11 Bình tia Cái 12,0 0,280
12 Đèn Wimax = 200h Cái 12,0 0,280
13 Đèn DI max = 500h Cái 12,0 0,280
14 Cuvet 1cm Cái 12,0 0,280
15 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 0,280
16 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 0,280
17 Chai nhựa 0,5 lít Cái 36,0 0,280
18 Áo blu Cái 6,0 0,400
19 Dép xốp Đôi 6,0 0,400
20 Găng tay Đôi 1,0 0,400
21 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,400
22 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,100
23 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,100
24 Bàn làm việc Cái 60,0 0,400
25 Ghế tựa Cái 60,0 0,400
26 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,057
27 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,057
28 Máy hút bụi 2Kw Cái 60,0 0,003
29 Máy hút ẩm 1,5Kw Cái 60,0 0,025
30 Đèn neon 40Kw Bộ 12,0 0,400
31 Điện năng Kw 0,567
1.8 1Đ8 Tổng K2O (TCN 4053-1985)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,280
2 Đĩa phơi mẫu Cái 12,0 0,280
3 Bình tam giác Cái 12,0 0,280
4 Micropipet 10ml Cái 12,0 0,280
5 Pipet 5ml Cái 12,0 0,280
6 Bình định mức 100ml Cái 12,0 0,280
7 Bình định mức 25ml Cái 12,0 0,280
8 Bình định mức 250ml Cái 12,0 0,280
9 Đầu cone 5ml Cái 12,0 0,280
10 Cốc nhựa Cái 36,0 0,280
11 Cốc thủy tinh Cái 12,0 0,280
12 Bình tia Cái 12,0 0,280
13 Đèn Wimax = 200h Cái 12,0 0,280
14 Đèn DI max = 500h Cái 12,0 0,280
15 Cuvet 1cm Cái 12,0 0,280
16 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 0,280
17 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 0,280
18 Chai nhựa 0,5 lít Cái 36,0 0,280
19 Áo blu Cái 6,0 0,400
20 Dép xốp Đôi 6,0 0,400
21 Găng tay Đôi 1,0 0,400
22 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,400
23 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,100
24 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,100
25 Bàn làm việc Cái 60,0 0,400
26 Ghế tựa Cái 60,0 0,400
27 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,067
28 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,067
29 Máy hút bụi 2Kw Cái 60,0 0,003
30 Máy hút ẩm 1,5Kw Cái 60,0 0,025
31 Đèn neon 40Kw Bộ 12,0 0,400
32 Điện năng Kw 0,579
1.9 1Đ9 Tổng SO42 (APHA 4500-SO4)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,280
2 Đĩa phơi mẫu Cái 12,0 0,280
3 Bình tam giác 250ml Cái 12,0 0,280
4 Pipet 10ml Cái 12,0 0,280
5 Micropipet 5ml Cái 12,0 0,280
6 Đầu cone 5ml Cái 12,0 0,280
7 Cốc thủy tinh 250ml Cái 12,0 0,280
8 Đũa thủy tinh Cái 12,0 0,280
9 Cốc nhựa Cái 12,0 0,280
10 Bình định mức 50ml Cái 12,0 0,280
11 Bình định mức 1000ml Cái 12,0 0,280
12 Bình tia Cái 12,0 0,280
13 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 0,280
14 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 0,280
15 Chai nhựa 0,5 lít Cái 36,0 0,280
16 Áo blu Cái 6,0 0,400
17 Dép xốp Đôi 6,0 0,400
18 Găng tay Đôi 1,0 0,400
19 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,400
20 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,100
21 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,100
22 Bàn làm việc Cái 60,0 0,400
23 Ghế tựa Cái 60,0 0,400
24 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,067
25 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,067
26 Máy hút bụi 2Kw Cái 60,0 0,003
27 Máy hút ẩm 1,5Kw Cái 60,0 0,025
28 Đèn neon 40Kw Bộ 12,0 0,400
29 Điện năng Kw 0,579
1.10 1Đ10 Tổng muối tan (đo bằng máy) Như 1Đ8
1.11 1Đ11 Pb (TCVN 5989-1995)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,600
2 Pipet 10ml Cái 12,0 0,600
3 Micropipet 1ml Cái 12,0 0,600
4 Đầu cone 1ml Cái 12,0 0,600
5 Bình tia Cái 12,0 0,600
6 Bình định mức 25ml Cái 12,0 0,600
7 Bình định mức 50ml Cái 12,0 0,600
8 Bình định mức 1000ml Cái 12,0 0,600
9 Cốc thủy tinh 250ml Cái 12,0 0,600
10 Đũa thủy tinh Cái 12,0 0,600
11 Bình tam giác 250ml Cái 12,0 0,600
12 Cuvet Graphit Cái 12,0 0,300
13 Đèn D2 Cái 12,0 0,600
14 Đèn Tungsten Cái 12,0 0,600
15 Đèn HCL Cái 12,0 0,600
16 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 0,600
17 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 0,600
18 Bình nhựa 0,5 lít Cái 36,0 0,600
19 Áo blu Cái 6,0 0,600
20 Dép xốp Đôi 6,0 0,600
21 Găng tay Đôi 1,0 0,600
22 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,600
23 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,200
24 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,600
25 Bàn làm việc Cái 60,0 0,600
26 Ghế tựa Cái 60,0 0,600
27 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,133
28 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,133
29 Máy hút bụi 2kw Cái 60,0 0,006
30 Máy hút ẩm 1,5kw Cái 60,0 0,050
31 Đèn neon 40w Bộ 12,0 0,600
32 Điện năng Kw 1,089
1.12 1Đ12 Cd (TCVN 5990-1995) Như 1Đ11
1.13 1Đ13 As (TCVN 6626 : 2000)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,900
2 Pipet 10ml Cái 12,0 0,900
3 Micropipet 1ml Cái 12,0 0,900
4 Đầu cone 1ml Cái 12,0 0,900
5 Bình tia Cái 12,0 0,900
6 Bình định mức 25ml Cái 12,0 0,900
7 Bình định mức 50ml Cái 12,0 0,900
8 Bình định mức 1000ml Cái 12,0 0,900
9 Cốc thủy tinh 250ml Cái 12,0 0,900
10 Đũa thủy tinh Cái 12,0 0,900
11 Bình tam giác 250ml Cái 12,0 0,900
12 Cuvet thạch anh cho FIAS Cái 12,0 0,700
13 Đèn D2 Cái 12,0 0,700
14 Màng lọc cho FIAS Cái 12,0 0,500
15 Đèn Tungsten Cái 12,0 0,700
16 Đèn EDL Cái 12,0 0,700
17 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 0,900
18 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 0,900
19 Bình nhựa 0,5 lít Cái 36,0 0,900
20 Áo blu Cái 6,0 0,900
21 Dép xốp Đôi 6,0 0,900
22 Găng tay Đôi 1,0 0,900
23 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,900
24 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,240
25 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,240
26 Bàn làm việc Cái 60,0 0,960
27 Ghế tựa Cái 60,0 0,960
28 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,160
29 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,160
30 Máy hút bụi 2kw Cái 60,0 0,008
31 Máy hút ẩm 1,5kw Cái 60,0 0,060
32 Đèn neon 40w Bộ 12,0 0,960
33 Điện năng Kw 1,401
1.14 1Đ14 Cu (TCVN 6193 và TCVN 6222-1996)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,500
2 Pipet 10ml Cái 12,0 0,500
3 Micropipet 1ml Cái 12,0 0,500
4 Đầu cone 1ml Cái 12,0 0,500
5 Bình tia Cái 12,0 0,500
6 Bình định mức 25ml Cái 12,0 0,500
7 Bình định mức 50ml Cái 12,0 0,500
8 Bình định mức 1000ml Cái 12,0 0,500
9 Cốc thủy tinh 250ml Cái 12,0 0,500
10 Đũa thủy tinh Cái 12,0 0,500
11 Bình tam giác 250ml Cái 12,0 0,500
12 Đèn D2 Cái 12,0 0,500
13 Đèn Tungsten Cái 12,0 0,500
14 Đèn HCL Cái 12,0 0,500
15 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 0,500
16 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 0,500
17 Bình nhựa 0,5 lít Cái 36,0 0,500
18 Áo blu Cái 6,0 0,500
19 Dép xốp Đôi 6,0 0,500
20 Găng tay Đôi 1,0 0,500
21 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,500
22 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,160
23 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,160
24 Bàn làm việc Cái 60,0 0,640
25 Ghế tựa Cái 60,0 0,640
26 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,107
27 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,107
28 Máy hút bụi 2kw Cái 60,0 0,005
29 Máy hút ẩm 1,5kw Cái 60,0 0,040
30 Đèn neon 40w Bộ 12,0 0,640
31 Điện năng Kw 0,929
1.15 1Đ15 Zn (TCVN 6193 và TCVN 6222 – 1996) Như 1Đ14
1.16 1Đ16 Cr (TCVN 6193 và TCVN 6222 – 1996) Như 1Đ14
1.17 1Đ17 Thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 1,200
2 Cột sắc ký thủy tinh Cái 12,0 1,200
3 Cột tách mao quản Cái 12,0 1,200
4 Phễu chiết 500ml Cái 12,0 1,200
5 Phễu chiết 1000ml Cái 12,0 1,200
6 Pipet 5 ml Cái 12,0 1,200
7 Micropipet 5 ml Cái 12,0 1,200
8 Cốc thủy tinh 250ml Cái 12,0 1,200
9 Bình định mức 50ml Cái 12,0 1,200
10 Bình định mức 500ml Cái 12,0 1,200
11 Bình định mức 1000ml Cái 12,0 1,200
12 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 1,200
13 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 1,200
14 Chai nhựa 0,5 lít Cái 36,0 1,200
15 Áo blu Cái 6,0 1,200
16 Dép xốp Đôi 6,0 1,200
17 Găng tay Đôi 1,0 1,200
18 Khẩu trang y tế Cái 1,0 1,200
19 Kim tiêm mẫu (syringe 10uL) Cái 6,0 1,200
20 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,600
21 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,080
22 Bàn làm việc Cái 60,0 1,200
23 Ghế tựa Cái 60,0 1,200
24 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,400
25 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,400
26 Máy hút bụi 2kw Cái 60,0 0,019
27 Máy hút ẩm 1,5kw Cái 60,0 0,150
28 Đèn neon 40w Bộ 12,0 1,600
29 Điện năng Kw 3,217
1.18 1Đ18 Thuốc BVTV nhóm lân hữu cơ (Pyrethroid) Như 1Đ17
2 2N Mu nước
2.1 2N1 Pb (TCVN 6193 – 1996 và TCVN 6197-2008) Như 1Đ11
2.2 2N2 Cd (TCVN 6193-1996 và TCVN 6197-2008) Như 1Đ11
2.3 2N3 As (TCVN 6626 : 2000)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,700
2 Pipet 10ml Cái 12,0 0,700
3 Micropipet 1ml Cái 12,0 0,700
4 Đầu cone 1ml Cái 12,0 0,700
5 Bình tia Cái 12,0 0,700
6 Bình định mức 25ml Cái 12,0 0,700
7 Bình định mức 50ml Cái 12,0 0,700
8 Bình định mức 1000ml Cái 12,0 0,700
9 Cốc thủy tinh 250ml Cái 12,0 0,700
10 Đũa thủy tinh Cái 12,0 0,700
11 Bình tam giác 250ml Cái 12,0 0,700
12 Cuvet thạch anh cho FIAS Cái 12,0 0,700
13 Màng lọc cho FIAS Cái 2,0 0,500
14 Đèn D2 Cái 12,0 0,700
15 Đèn Tungsten Cái 12,0 0,700
16 Đèn EDL Cái 12,0 0,700
17 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 0,700
18 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 0,700
19 Bình nhựa 0,5 lít Cái 36,0 0,700
20 Áo blu Cái 6,0 0,700
21 Dép xốp Đôi 6,0 0,700
22 Găng tay Đôi 1,0 0,700
23 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,700
24 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,240
25 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,700
26 Bàn làm việc Cái 60,0 0,700
27 Ghế tựa Cái 60,0 0,700
28 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,160
29 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,160
30 Máy hút bụi 2kw Cái 60,0 0,008
31 Máy hút ẩm 1,5kw Cái 60,0 0,060
32 Đèn neon 40w Bộ 12,0 0,700
33 Điện năng Kw 1,314
2.4 2N4 Cu (TCVN 6193 và TCVN 6222 – 1996) Như 1Đ14
2.5 2N5 Zn (TCVN 6193 và TCVN 6222 – 1996) Như 1Đ14
2.6 2N6 Cr (TCVN 6193 và TCVN 6222 – 1996) Như 1Đ14
2.7 2N7 BOD5 (APHA.5210.B)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,600
2 Chai BOD Cái 12,0 0,600
3 Micropipet 5ml Cái 12,0 0,600
4 Đầu cone 1 ml Cái 12,0 0,600
5 Bình định mức 50ml Cái 12,0 0,600
6 Bình định mức 100ml Cái 12,0 0,600
7 Bình định mức 250ml Cái 12,0 0,600
8 Bộ sục khí Bộ 6,0 0,600
9 Chai bảo quản dung dịch Cái 12,0 0,600
10 Xô chứa dung dịch sục khí Cái 36,0 0,600
11 Đầu điện cực Cái 12,0 0,600
12 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 0,600
13 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 0,600
14 Chai nhựa 0,5 lít Cái 36,0 0,600
15 Áo blu Cái 12,0 0,600
16 Dép xốp Đôi 6,0 0,600
17 Găng tay Đôi 1,0 0,600
18 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,600
19 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,080
20 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,080
21 Bàn làm việc Cái 60,0 0,600
22 Ghế tựa Cái 60,0 0,600
23 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,053
24 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,053
25 Máy hút bụi 2kw Cái 60,0 0,003
26 Máy hút ẩm 1,5kw Cái 60,0 0,020
27 Đèn neon 40w Bộ 12,0 0,320
28 Điện năng Kw 0,472
2.8 2N8 COD (APHA – 5220)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,600
2 Ống phá mẫu có nắp kín Cái 12,0 0,600
3 Bình định mức 50ml Cái 12,0 0,600
4 Bình định mức 100ml Cái 12,0 0,600
5 Bình định mức 250ml Cái 12,0 0,600
6 Bình định mức 1000ml Cái 12,0 0,600
7 Pipet 5ml Cái 12,0 0,600
8 Micropipet 5ml Cái 12,0 0,600
9 Burret chuẩn độ tự động Cái 12,0 0,600
10 Đầu cone 5ml Cái 12,0 0,600
11 Bình nhỏ giọt Cái 12,0 0,600
12 Bình tia Cái 12,0 0,600
13 Cốc thủy tinh Cái 12,0 0,600
14 Đũa thủy tinh Cái 12,0 0,600
15 Bình nhựa 2 lít Cái 12,0 0,600
16 Áo blu Cái 6,0 0,600
17 Dép xốp Đôi 6,0 0,600
18 Găng tay Đôi 1,0 0,600
19 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,600
20 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,120
21 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,120
22 Bàn làm việc Cái 60,0 0,600
23 Ghế tựa Cái 60,0 0,600
24 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,080
25 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,080
26 Máy hút bụi 2kw Cái 60,0 0,004
27 Máy hút ẩm 1,5kw Cái 60,0 0,030
28 Đèn neon 40w Bộ 12,0 0,600
29 Điện năng Kw 0,741
2.9 2N9 NH4+ (ISO 7150/1-1984)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,400
2 Bình chưng cất Cái 12,0 0,400
3 Ống chứa mẫu 15ml (có nắp) Cái 12,0 3,000
4 Cái lọc Cái 1,0 3,000
5 Ống hút Cái 12,0 1,000
6 Ống đong 250ml Cái 12,0 0,400
7 Bình tia Cái 12,0 0,400
8 Bình tam giác 250ml Cái 12,0 0,400
9 Bình định mức 250ml Cái 12,0 0,400
10 Bình tam giác 500ml Cái 12,0 0,400
11 Cốc thủy tinh Cái 12,0 0,400
12 Đĩa thủy tinh Cái 12,0 0,400
13 Đèn D2 Cái 12,0 0,400
14 Đèn Tungsten Cái 12,0 0,400
15 Cuvet 1 cm Cái 12,0 0,400
16 Bình nhựa 2 lít Cái 12,0 0,400
17 Bình nhựa 5 lít Cái 12,0 0,400
18 Áo blu Cái 6,0 0,400
19 Dép xốp Đôi 6,0 0,400
20 Găng tay Đôi 1,0 0,400
21 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,400
22 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,100
23 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,100
24 Bàn làm việc Cái 60,0 0,400
25 Ghế tựa Cái 60,0 0,400
26 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,067
27 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,067
28 Máy hút bụi 2kw Cái 60,0 0,003
29 Máy hút ẩm 1,5kw Cái 60,0 0,025
30 Đèn neon 40w Bộ 12,0 0,400
31 Điện năng Kw 0,579
2.10 2N10 PO43 (ALPHA 4500-P.E)
1 Chai đựng hóa chất Cái 12,0 0,400
2 Bình tam giác 250ml Cái 12,0 0,400
3 Ống chứa mẫu 15ml (có nắp) Cái 12,0 3,000
4 Ống hút Cái 12,0 1,000
5 Pipet 10ml Cái 12,0 0,400
6 Micropipet 5 ml Cái 12,0 0,400
7 Đầu cone 5ml Cái 12,0 0,400
8 Cốc thủy tinh 250ml Cái 12,0 0,400
9 Đũa thủy tinh Cái 12,0 0,400
10 Đèn D2 Cái 12,0 0,400
11 Đèn Tungsten Cái 12,0 0,400
12 Cuvet 1cm Cái 12,0 0,400
13 Bình định mức 50ml Cái 12,0 0,400
14 Bình định mức 1000ml Cái 12,0 0,400
15 Bình tia Cái 12,0 0,400
16 Bình nhựa 2 lít Cái 36,0 0,400
17 Bình nhựa 5 lít Cái 36,0 0,400
18 Chai nhựa 0,5 lít Cái 36,0 0,400
19 Áo blu Cái 6,0 0,400
20 Dép xốp Đôi 6,0 0,400
21 Găng tay Đôi 1,0 0,400
22 Khẩu trang y tế Cái 1,0 0,400
23 Đồng hồ treo tường Cái 36,0 0,120
24 Tủ đựng tài liệu Cái 60,0 0,120
25 Bàn làm việc Cái 60,0 0,400
26 Ghế tựa Cái 60,0 0,400
27 Quạt trần 100w Cái 60,0 0,080
28 Quạt thông gió 40w Cái 60,0 0,080
29 Máy hút bụi 2kw Cái 60,0 0,004
30 Máy hút ẩm 1,5kw Cái 60,0 0,030
31 Đèn neon 40w Bộ 12,0 0,400
32 Điện năng Kw 0,674
  1. Định mức vật liệu

Bảng 145

STT Mã hiệu Tên vật liệu Đơn vị tính Định mức
(tính cho 1 thông số)
1 Mu đất
1.1 1Đ1 Dung trọng
1 Bao đựng mẫu Cái 1,00
2 Nước rửa dụng cụ Lít 0,30
3 Khăn lau 30 x 30 Cái 0,01
1.2 1Đ2 pHKCl
1 KCl Gam 4,00
2 Bao đựng mẫu Cái 1,00
3 Nước rửa dụng cụ Lít 0,30
4 Khăn lau 30 x 30 Cái 0,01
1.3 1Đ3 Tổng chất hữu cơ
1 K2Cr2O7 Gam 13,00
2 H2SO4 ml 12,50
3 FeSO4(NH4)2SO4.H2O Gam 24,50
4 C12H8N2.H2O Gam 0,40
5 H3PO4 ml 25,00
6 Diphenylamin Gam 1,00
7 Cồn lau dụng cụ ml 10,00
8 Bao đựng mẫu Cái 1,00
9 Giấy lọc băng xanh Hộp 0,10
10 Khăn lau 30 x 30 Cái 0,01
1.4 1Đ4 Thành phần cơ giới
1.4a 1Đ4a Cát, cát mịn
1 (NaPO3)6 Gam 0,50
2 Na2CO3 Gam 0,50
3 Bao đựng mẫu Cái 1,00
4 Nước rửa dụng cụ Lít 0,30
5 Khăn lau 30 x 30 Cái 0,01
1.4b 1Đ4b Limon Như 1Đ4a
1.4c 1Đ4c Sét Như 1Đ4a
1.5 1Đ5 CEC (acetate pH = 7)
1 CH3COOH Gam 9,65
2 NH4OH Gam 19,00
3 Etanol ml 25,00
4 KCl Gam 12,50
5 HCl ml 12,50
6 H3BO3 Gam 5,00
7 NaOH Gam 5,00
8 H2SO4 tiêu chuẩn ml 12,50
9 Bromocresol xanh Gam 0,20
10 Metyl đỏ Gam 0,20
11 Cồn lau dụng cụ ml 10,00
12 Màng lọc Cái 0,50
13 Khăn lau 30 x 30 Cái 0,01
1.6 1Đ6 Tổng N
1 (NH4)2SO4 Gam 0,50
2 H3BO3 Gam 0,30
3 K2SO4 Gam 0,20
4 NaNO2 Gam 0,40
5 KNO3 Gam 0,40
6 HCl 1N ml 0,50
7 Na2S2O3 Gam 0,50
8 CuSO4 Gam 0,50
9 Metyl đỏ ml 1,00
10 Bromocresol xanh ml 1,00
11 Cồn lau dụng cụ ml 10,00
12 Giấy lọc băng xanh Hộp 0,10
13 Khăn lau 30 x 30 Cái 0,01
1.7 1Đ7 Tổng P
1 H2SO4 Gam 0,80
2 Phenolphtalein Gam 0,20
3 K2S2O8 Gam 0,20
4 (NH4)6Mo7O24.4H2O Gam 0,60
5 NaOH 1N ml 0,50
6 Kali antimontatrat Gam 0,40
7 Axit Ascorbic ml 0,30
8 Dung dịch chuẩn P-PO4 ml 0,50
9 Cồn lau dụng cụ ml 10,00
10 Giấy lọc băng xanh Hộp 0,10
11 Khăn lau 30 x 30 Cái 0,01
1.8 1Đ8 Tổng K2O
1 HF Gam 0,80
2 HCIO4 Gam 0,40
3 HCl Gam 0,40
4 Dung dịch chuẩn K ml 10,00
5 CsCl Gam 0,40
6 Al(NO3)3 ml 0,50
7 Cồn lau dụng cụ ml 10,00
8 Giấy lọc băng xanh Hộp 0,10
9 Khăn lau 30 x 30 Cái 0,01
1.9 1Đ9 Lưu huỳnh tổng số (SO42)
1 MgCl2 Gam 0,60
2 CH3COONa Gam 0,10
3 KNO3 Gam 0,20
4 CH3COOH ml 0,40
5 BaCl2 Gam 1,00
6 Na2SO4 Gam 0,30
7 Cồn lau dụng cụ ml 10,00
8 Bao đựng mẫu Cái 0,10
9 Khăn lau 30 x 30 Cái 0,01
1.10 1Đ10 Muối tan tổng số (đo bằng máy) Như 1Đ8
1.11 1Đ11 Pb
1 Dung dịch chuẩn gốc 1000ppm ml 1,00
2 HNO3 ml 10,00
3 H2O2 ml 10,00
4 NaOH Gam 10,00
5 NH4NO3 Gam 10,00
6 Cồn lau dụng cụ ml 10,00
7 Giấy lọc băng xanh Hộp 0,05
8 Giấy lau Hộp 0,01
1.12 1Đ12 Cd Như 1Đ11
1.13 1Đ13 As
1 Dung dịch chuẩn gốc 1000ppm ml 1,00
2 H2O2 ml 10,00
3 HNO3 ml 10,00
4 H2SO4 ml 2,00
5 HCl ml 5,00
6 KI Gam 2,00
7 NaOH Gam 10,00
8 NaBH4 Gam 0,30
9 Cồn lau dụng cụ ml 10,00
10 Giấy lau Hộp 0,01
1.14 1Đ14 Cu
1 Dung dịch chuẩn gốc 1000ppm ml 1,00
2 HNO3 ml 10,00
3 NaOH Gam 10,00
4 H2O2 ml 10,00
5 Cồn lau dụng cụ ml 10,00
6 Giấy lọc băng xanh Hộp 0,05
7 Giấy lau Hộp 0,01
1.15 1Đ15 Zn Như 1Đ14
1.16 1Đ16 Cr Như 1Đ14
1.17 1Đ17 Thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ
1 Dung dịch chuẩn mix 13 ml 0,01
2 Dung dịch nội chuẩn ml 0,01
3 CH2CI2 ml 150,00
4 Aceton ml 150,00
5 n-Hexan ml 300,00
6 Na2SO4 Gam 50,00
7 Chiếc pha rắn SPE Cái 1,00
8 Septa cho vial Cái 1,00
9 Vial Cái 1,00
10 Bông thủy tinh Gam 10,00
11 Pipet Pasteur Cái 1,00
12 Cồn lau dụng cụ ml 10,00
13 Khăn lau 30 x 30 Cái 0,01
14 Khí Nitơ Bình 0,01
15 Khí Heli Bình 0,01
1.18 1Đ18 Thuốc BVTV nhóm lân hữu cơ (Pyrethroid)
1 Dung dịch chuẩn hỗn hợp nhóm Pyrethroid ml 0,01
2 Dung dịch nội chuẩn ml 0,01
3 CH2C12 ml 150,00
4 Aceton ml 150,00
5 n-Hexan ml 300,00
6 Na2SO4 Gam 50,00
7 Chiếc pha rắn SPE Cái 1,00
8 Septa cho vial Cái 1,00
9 Vial Cái 1,00
10 Bông thủy tinh Gam 10,00
11 Pipet Pasteur Cái 1,00
12 Cồn lau dụng cụ ml 10,00
13 Khăn lau 30 x 30 Cái 0,01
14 Khí Nitơ Bình 0,01
15 Khí Heli Bình 0,01
2 2N Mu nước
2.1 2N1 Pb (TCVN 6193-1996 và TCVN 6197-2008) Như 1Đ11
2.2 2N2 Cd (TCVN 6193-1996 và TCVN 6197-2008) Như 1Đ12
2.3 2N3 As (TCVN 6626 : 2000) Như 1Đ13
2.4 2N4 Cu (TCVN 6193 và 6222­ – 1996) Như 1Đ14
2.5 2N5 Zn (TCVN 6193 và 6222 – 1996) Như 1Đ15
2.6 2N6 Cr Như 1Đ15
2.7 2N7 BOD5 (APHA.5210.B)
1 FeCl3.6H2O Gam 0,05
2 CaCl2 Gam 0,05
3 MgSO4.7H2O Gam 0,05
4 KH2PO4 Gam 0,02
5 K2HPO4 Gam 0,04
6 Na2HPO4 Gam 0,07
7 NH4CI Gam 0,03
8 Gluco Gam 0,06
9 Polyseed Viên 0,10
10 Glutamic Gam 0,06
11 Cồn lau dụng cụ ml 3,00
12 Giấy pH Hộp 0,01
13 Giấy lau Hộp 0,01
2.8 2N8 COD (APHA – 5220)
1 K2Cr2O7 Gam 0,29
2 H2SO4 ml 2,00
3 Ag2SO4 Gam 0,10
4 HgSO4 Gam 0,20
5 (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O Gam 0,10
6 C12H8N2.H2O Gam 0,01
7 FeSO4.7H2O Gam 0,10
8 Ống chuẩn K2C2O70.1N Ống 0,01
9 Kaliphatalat Gam 0,30
10 Cồn lau dụng cụ ml 10,00
11 Giấy lau Hộp 0,01
2.9 2N9 NH4+ (ISO 7150/1-1984)
1 Dung dịch NH4+ chuẩn ml 0,50
2 NaC7H5NaO3 Gam 0,50
3 Na3C6H5O7.2H2O Gam 0,50
4 H2SO4 Gam 0,60
5 NaCIO ml 0,30
6 NaOH Gam 1,00
7 Na2[Fe(CN)5.NO].2H2O Gam 0,10
8 C3N3O3C12Na.2H2O Gam 0,20
9 Cồn lau dụng cụ Gam 2,00
10 Giấy thử pH Gam 0,01
11 Giấy lau Hộp 0,01
2.10 2N10 PO43 (TCVN 6202 -1996)
1 H2SO4 5N ml 0,50
2 Kali antimontatrat Gam 0,40
3 (NH4)6Mo7O24.4H2O Gam 0,50
4 Axit ascorbic ml 0,40
5 KH2PO4 Gam 0,50
6 Giấy lọc băng xanh Hộp 0,01
7 Cồn lau dụng cụ ml 2,00
8 Giấy lau Hộp 0,01
  1. Định mức thiết bị

Bảng 146

STT Mã hiệu Tên thiết bị Đơn vị tính Công suất (Kw) Định mức (Ca/thông số)
1 Mu đất
1.1 1Đ1 Dung trọng
1 Tủ sấy Cái 0,30 0,24
2 Bình hút ẩm Cái 0,10 0,24
3 Cân phân tích Cái 0,60 0,24
4 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,04
5 Điện năng Kw 2,76
1.2 1Đ2 pHKCl
1 Tủ sấy Cái 0,30 0,40
2 Thiết bị phá mẫu Bộ 2,30 0,40
3 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,40
4 Máy khuấy từ Cái 1,10 0,40
5 pH mette (thiết bị đo pH) Bộ 0,60 0,40
6 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,07
7 Điện năng Kw 16,29
1.3 1Đ3 Tổng chất hữu cơ
1 Tủ sấy Cái 0,30 0,40
2 Thiết bị phá mẫu Bộ 2,30 0,40
3 Cân phân tích mẫu Cái 0,60 0,40
4 Máy quang phổ UV-VIS Bộ 0,55 0,40
5 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,07
6 Điện năng Kw 13,84
1.4 1Đ4 Thành phần cơ giới
1.4a 1Đ4a Cát, cát mịn
1 Tủ sấy Cái 0,30 0,32
2 Cân phân tích mẫu Cái 0,60 0,32
3 Bình hút ẩm Cái 1,10 0,32
4 Bộ rây mẫu tiêu chuẩn Bộ 0,60 0,32
5 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,05
6 Điện năng Kw 7,97
1.4b 1Đ4b Limon Như 1Đ4a
1.4c 1Đ4c Sét Như 1Đ4a
1.5 1Đ5 CEC (acetate pH = 7)
1 Tủ sấy Cái 0,30 0,80
2 Thiết bị phá mẫu Bộ 2,30 0,80
3 Thiết bị lọc Bộ 0,18 0,80
4 Thiết bị chưng cất Bộ 1,20 0,80
5 Cân phân tích mẫu Cái 0,60 0,80
6 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,13
7 Điện năng Kw 33,24
1.6 1Đ6 Tổng N
1 Tủ sấy Cái 0,30 0,40
2 Tủ lạnh lưu chất chuẩn Cái 0,16 0,40
3 Thiết bị phá mẫu Bộ 2,30 0,40
4 Máy cất Nitơ Bộ 0,45 0,40
5 Cân phân tích mẫu Cái 0,60 0,40
6 Máy quang phổ UV-VIS Bộ 0,55 0,40
7 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,40
8 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,07
9 Điện năng Kw 16,49
1.7 1Đ7 Tổng P Như 1Đ6
1.8 1Đ8 Tổng K2O
1 Tủ sấy Cái 0,30 0,40
2 Thiết bị phá mẫu Bộ 2,30 0,40
3 Cân phân tích mẫu Cái 0,60 0,40
4 Máy quang kế ngọn lửa Bộ 3,00 0,40
5 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,40
6 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,07
7 Điện năng Kw 22,67
1.9 1Đ9 Tổng SO42
1 Tủ sấy Cái 0,30 0,40
2 Tủ hút Cái 0,10 0,40
3 Thiết bị phá mẫu Bộ 2,30 0,40
4 Cân phân tích mẫu Cái 0,60 0,40
5 Máy quang phổ UV-VIS Bộ 0,55 0,40
6 Thiết bị lọc nước siêu sạch Cái 0,18 0,40
7 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,07
8 Điện năng Kw 14,78
1.10 1Đ10 Tổng muối tan Như 1Đ8
1.11 1Đ11 Pb
1 Tủ hút Cái 0,10 0,64
2 Tủ sấy Cái 0,30 0,64
3 Lò vi sóng Cái 0,10 0,64
4 Thiết bị phá mẫu Bộ 2,30 0,64
5 Cân phân tích mẫu Cái 0,60 0,64
6 Máy quang phổ hấp AAS Bộ 3,00 0,64
7 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,64
8 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,11
9 Điện năng Kw 37,35
1.12 1Đ12 Cd Như 1Đ11
1.13 1Đ13 As
1 Tủ hút Cái 0,10 0,64
2 Tủ sấy Cái 0,30 0,64
3 Lò vi sóng Cái 0,10 0,64
4 Thiết bị phá mẫu Bộ 2,30 0,64
5 Cân phân tích mẫu Cái 0,60 0,64
6 Máy quang phổ AAS Bộ 3,00 0,64
7 Bộ phân tích thủy ngân và asen Bộ 0,60 0,64
8 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,64
9 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,11
10 Điện năng Kw 40,58
1.14 1Đ14 Cu
1 Tủ hút Cái 0,10 0,64
2 Tủ sấy Cái 0,30 0,64
3 Lò vi sóng Cái 0,10 0,64
4 Thiết bị phá mẫu Bộ 2,30 0,64
5 Máy quang phổ AAS Bộ 0,60 0,64
6 Cân phân tích mẫu Cái 3,00 0,64
7 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,64
8 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,11
9 Điện năng Kw 37,35
1.15 1Đ15 Zn Như 1Đ14
1.16 1Đ16 Cr Như 1Đ14
1.17 1Đ17 Thuốc BVTV nhóm Clo hữu cơ
1 Tủ sấy Cái 0,30 1,60
2 Cân phân tích Cái 0,60 1,60
3 Bộ Soxlel Bộ 0,60 1,60
4 Máy cất cô chân không Bộ 0,45 1,60
5 Bể ổn định nhiệt Bộ 1,10 1,60
6 Bể siêu âm Bộ 1,10 1,60
7 Bơm chân không Bộ 0,37 1,60
8 Máy sắc ký khí GC Bộ 3,00 1,60
9 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,27
10 Máy cô nitơ Bộ 0,50 0,40
11 Điện năng Kw 107,68
1.18 1Đ18 Thuốc BVTV nhóm lân hữu cơ
1 Tủ sấy Cái 0,30 1,60
2 Cân phân tích Cái 0,60 1,60
3 Bộ Soxlel Bộ 0,60 1,60
4 Máy cất cô chân không Bộ 0,45 1,60
5 Máy cắt quay chân không Bộ 0,45 1,60
6 Bể ổn định nhiệt Bộ 1,10 1,60
7 Bể siêu âm Bộ 1,10 1,60
8 Bơm chân không Bộ 0,37 1,60
9 Máy sắc ký khí GC Bộ 3,00 1,60
10 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,27
11 Máy cô nitơ Bộ 0,50 0,40
12 Điện năng Kw 113,73
2 2N Mu nước
2.1 2N1 Pb
1 Tủ hút Cái 0,10 0,50
2 Tủ sấy Cái 0,30 0,50
3 Lò vi sóng Cái 0,10 0,50
4 Thiết bị phá mẫu Bộ 2,30 0,50
5 Cân phân tích Cái 0,60 0,50
6 Máy phân tích quang phổ AAS Bộ 3,00 0,50
7 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,50
8 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,13
9 Điện năng Kw 30,09
2.2 2N2 Cd Như 2N1
2.3 2N3 As
1 Tủ hút Cái 0,10 0,60
2 Tủ sấy Cái 0,30 0,60
3 Lò vi sóng Cái 0,10 0,60
4 Thiết bị phá mẫu Bộ 2,30 0,60
5 Cân phân tích Cái 0,60 0,60
6 Máy phân tích quang phổ AAS hoặc cực phổ Bộ 3,00 0,60
7 Bộ phân tích thủy ngân và asen MHS hoặc FIAS Bộ 0,60 0,60
8 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,60
9 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,16
10 Điện năng Kw 39,14
2.4 2N4 Cu
1 Tủ hút Cái 0,10 0,45
2 Tủ sấy Cái 0,30 0,45
3 Lò vi sóng Cái 0,10 0,45
4 Thiết bị phá mẫu Bộ 2,30 0,45
5 Cân phân tích Bộ 0,60 0,45
6 Máy phân tích quang phổ AAS hoặc cực phổ Cái 3,00 0,45
7 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,45
8 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,11
9 Điện năng Kw 26,85
2.5 2N5 Zn Như 2N4
2.6 2N6 Cr Như 2N4
2.7 2N7 BOD5
1 Tủ ủ BOD Cái 0,80 0,32
2 Tủ lạnh lưu mẫu Cái 0,16 0,32
3 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,32
4 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,05
5 Điện năng Kw 4,04
2.8 2N8 COD
1 Tủ hút Cái 0,10 0,48
2 Tủ sấy Cái 0,30 0,32
3 Thiết bị phản ứng COD Bộ 0,45 0,32
4 Cân phân tích Bộ 0,60 0,32
5 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,32
6 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,08
7 Điện năng Kw 6,00
2.9 2N9 NH4+
1 Nồi hấp Bộ 0,80 0,32
2 Tủ sấy Cái 0,30 0,32
3 Tủ lạnh lưu mẫu Cái 0,16 0,40
4 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,32
5 Máy quang phổ UV-VIS Bộ 0,55 0,32
6 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,07
7 Điện năng Kw 6,69
2.10 2N10 PO43-
1 Tủ sấy Cái 0,30 0,48
2 Tủ lạnh lưu mẫu Cái 0,16 0,48
3 Cân phân tích Cái 0,60 0,48
4 Máy phân tích quang phổ Bộ 0,55 0,48
5 Thiết bị lọc nước siêu sạch Bộ 0,18 0,48
6 Máy điều hòa nhiệt độ Cái 2,20 0,08
7 Điện năng Kw 8,70