Ngày 24/08/2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 19/2016/TT-BTNMT về báo cáo công tác bảo vệ môi trường, bao gồm: Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường; thời điểm và kỳ báo cáo; hình thức, kinh phí báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 19/2016/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2016 |
THÔNG TƯ
VỀ BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
Điều 3. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn đề môi trường, bao gồm: hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường; khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường; cơ sở có nguồn thải lớn; cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tình hình phát sinh chất thải; các vấn đề môi trường chính;
b) Tình hình và kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường, bao gồm: tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nguồn lực bảo vệ môi trường; xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ môi trường (tổ chức thực hiện các công cụ, biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu lên môi trường; xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; thực hiện dự án xử lý chất thải, cải tạo và phục hồi các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; thực hiện các chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tuyên truyền, giáo dục về môi trường; quan trắc, thông tin và báo cáo về môi trường; các hoạt động bảo vệ môi trường khác); đánh giá chung về kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 141, Điều 143 và trong các điều, khoản khác của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường trong năm tới, bao gồm: định hướng các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chính;
d) Đề xuất, kiến nghị.
Điều 4. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ
a) Đánh giá chung về các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường, các loại hình chất thải đặc trưng và các vấn đề môi trường chính (nếu có) của ngành, lĩnh vực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm: cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn lực bảo vệ môi trường; ban hành văn bản chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 3 Điều 142 và trong các điều, khoản khác của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Định hướng công tác bảo vệ môi trường trong năm tới và đề xuất, kiến nghị.
Điều 5. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp
a) Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn đề môi trường: Tổng diện tích đất, mặt nước, cây xanh; tỷ lệ lấp đầy; chất lượng môi trường; nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường;
b) Tình hình và kết quả công tác bảo vệ môi trường: Tổ chức bộ máy và nguồn lực bảo vệ môi trường; tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định;
c) Khó khăn, vướng mắc, đề xuất và kiến nghị.
Điều 6. Thời điểm và kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Điều 7. Hình thức báo cáo công tác bảo vệ môi trường
a) Một (01) bản có chữ ký và đóng dấu qua đường bưu điện;
b) Một (01) bản số định dạng pdf và word được gửi qua thư điện tử [email protected] hoặc qua hệ thống thông tin báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Tổng cục Môi trường (nếu có).
Điều 8. Kinh phí thực hiện báo cáo về công tác bảo vệ môi trường
Kinh phí điều tra, thu thập, tổng hợp, xây dựng báo cáo về công tác bảo vệ môi trường; xây dựng và duy trì hệ thống thông tin báo cáo về công tác bảo vệ môi trường của Trung ương và địa phương được đảm bảo từ nguồn chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Điều 10. Trách nhiệm thi hành
Nơi nhận: – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Công báo, Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ; – Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website Bộ TN&MT; – Lưu: VT, PC, TCMT. |
KT. BỘ TRƯỞNG Võ Tuấn Nhân |
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CẤP XÃ
PHỤ LỤC II MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CẤP HUYỆN
PHỤ LỤC III MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH
PHỤ LỤC IV MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Quy định cho Ban quản lý khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
PHỤ LỤC V MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Quy định cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ)
PHỤ LỤC VI MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Quy định cho Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phụ lục được đính kèm trong file tải về.