Tìm kiếm văn bản

Thông tư 02/2018/TT-BXD về quy định bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành

Ngày 06/02/2018, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 02/2018/TT-BXD về quy định bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng, theo đó quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án, nhà thầu thi công trong thi công các công trình xây dựng và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.

  • Tên văn bản:
    Thông tư 02/2018/TT-BXD về quy định bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
  • Cơ quan ban hành:
  • Ngày ban hành:
    06/02/2018
  • Số hiệu:
    02/2018/TT-BXD
  • Hiệu lực:
    01/04/2018
  • Tình trạng:
    Còn hiệu lực
BỘ XÂY DỰNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 02/2018/TT-BXD Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường,

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Thông tư này quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án, nhà thầu thi công trong thi công các công trình xây dựng và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.
  2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động thi công các công trình xây dựng và công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là việc lập, cung cấp các thông tin, số liệu, dữ liệu về nguồn phát sinh chất thải, tác động của chất thải tới các thành phần môi trường, công tác quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình và hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất ngành Xây dựng.
  2. Chủ dự án là chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình.
  3. Cơ sở sản xuất ngành Xây dựng là cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm cơ khí xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chương II

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 3. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án trong thi công xây dựng công trình

  1. Lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở chương trình quản lý môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi thi công xây dựng công trình.
  2. Bố trí nhân sự phụ trách về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát nhà thầu thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng.
  3. Trên cơ sở các biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận, chủ dự án có trách nhiệm bố trí đầy đủ kinh phí để thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
  4. Tổ chức kiểm tra, giám sát các nhà thầu tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
  5. Đình chỉ thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường khi phát hiện nhà thầu vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng.
  6. Phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng công trình xử lý, khắc phục khi xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường; kịp thời báo cáo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và các vấn đề phát sinh.

Điều 4. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng

  1. Thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công gói thầu.
  2. Bố trí nhân sự phụ trách về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án.
  3. Xây dựng và thực hiện nội quy, quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
  4. Tổ chức lập, trình chủ dự án chấp thuận các giải pháp kỹ thuật, biện pháp bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
  5. Tổ chức tập huấn, phổ biến hướng dẫn các nội quy, quy trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân, người lao động và các đối tượng có liên quan trên công trường.
  6. Dừng thi công xây dựng công trình khi phát hiện nguy cơ xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và có biện pháp khắc phục để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi tiếp tục thi công.
  7. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chương III

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 5. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất ngành Xây dựng

Cơ sở sản xuất ngành Xây dựng có trách nhiệm:

  1. Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường bằng văn bản định kỳ 01 (một) lần/năm theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Sở Xây dựng trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
  2. Cập nhật và lưu trữ các thông tin, dữ liệu của báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phần mềm quản lý trực tuyến cơ sở dữ liệu môi trường ngành Xây dựng tại địa chỉ trang thông tin điện tử: http://dulieumoitruong.xaydung.gov.vn/.

Điều 6. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố có trách nhiệm:

  1. Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường bằng văn bản định kỳ 01 (một) lần/năm theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 15 tháng 01 của năm kế tiếp.
  2. Cập nhật và lưu trữ các thông tin, dữ liệu của báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên phần mềm quản lý trực tuyến cơ sở dữ liệu môi trường ngành Xây dựng tại địa chỉ trang thông tin điện tử: http://dulieumoitruong.xaydung.gov.vn/.

Điều 7. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của nhà thầu tư vấn quản lý dự án, nhà thầu giám sát thi công xây dựng

  1. Báo cáo kịp thời cho chủ dự án và các nhà thầu có liên quan về những nguy cơ, vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình để có các giải pháp ngăn ngừa, xử lý phù hợp.
  2. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với chủ dự án về công tác bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình của các nhà thầu trên công trường theo quy định của hợp đồng tư vấn xây dựng.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2018. Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường ngành Xây dựng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án NDTC;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;
– Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;
– Sở Xây dựng các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Công báo, Website của CP, Website của Bộ XD;
– Lưu: VT, PC, KHCNMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Phan Thị Mỹ Linh

PHỤ LỤC 1

BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

I. Các thông tin chung

  1. Tên đơn vị: ………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………….. Fax: ………………………………………………………

  1. Cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………………………….
  2. Tổng diện tích mặt bằng: …………………………………………………………………………. (m2)
  3. Số cán bộ công nhân viên: ………………………………………………………………….. (người)
  4. Số cán bộ công nhân viên phụ trách về môi trường của cơ sở: ………………… (người)
  5. Hiện trạng công nghệ sản xuất, kinh doanh:

Giới thiệu về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị trong năm…… Mô tả sơ đồ khối dây chuyền công nghệ sản xuất và các nguồn thải phát sinh.

  1. Sản phẩm của doanh nghiệp:
STT Sản phẩm Đơn vị/năm Số lượng
A Sản phẩm chính    
1      
2      
     
B Sản phẩm phụ    
1      
2      
….      

II. Hiện trạng cây xanh trong cơ sở sản xuất

STT Hiện trạng cây xanh Đơn vị Giá trị Ghi chú
1 Diện tích cây xanh m2    
2 Tỷ lệ diện tích cây xanh/tổng diện tích %    

III. Hiện trạng môi trường trong cơ sở

  1. Các thủ tục pháp lý, tài liệu liên quan đến công tác bảo vệ môi trường

– Đơn vị gửi kèm theo Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc các quyết định, tài liệu liên quan (đối với trường hợp báo cáo lần đầu hoặc khi có sự thay đổi, bổ sung về các văn bản, tài liệu liên quan).

– Chứng nhận đạt Tiêu chuẩn ISO 14001 (nếu có).

  1. Nước thải và xử lý nước thải

a) Khối lượng nước thải:

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt xả thải theo hệ thống:

□ Chung                                    □ Riêng biệt

STT Loại nước thải Khối lượng (m3/năm)
1 Nước thải sản xuất, nghiệp vụ  
2 Nước thải sinh hoạt  
3 Loại khác: …………………  

b) Nguồn xả thải từ (Bộ phận sản xuất, công đoạn nào thải ra nước thải):……………….

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

c) Tính chất nước thải (yếu tố gây ô nhiễm):

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

d) Hệ thống xử lý nước thải:

Có: □                     Không có: □                     Đang xây dựng: □

– Năm xây dựng hệ thống xử lý nước thải: ……………………………………………………………..

+ Số mô-đun xử lý:……………………….; Tổng công suất xử lý: ……………………………….

+ Chi phí xử lý nước thải: ………………………(Đồng/tháng)……………………….. (Đồng/m3)

– Biện pháp xử lý:

□ Lắng sơ bộ                □ Xử lý sinh học (SH)          □ Khác

□ Xử lý hóa học (HH)     □ Kết hợp SH và HH            □ Hiệu quả xử lý… %

– Nước sau xử lý có đạt tiêu chuẩn cho phép hay không?:

□ Đạt TCCP       □ Không đạt TCCP; Loại tiêu chuẩn, quy chuẩn: …………………

– Khối lượng nước thải được xử lý và hóa chất tiêu thụ trong năm………….:

STT Nước thải và hóa chất Đơn vị/năm Khối lượng
I Khối lượng nước thải được xử lý    
II Hóa chất sử dụng    
1      
2      
….      
  1. Khí thải và xử lý khí thải (nếu có)

a) Khối lượng khí thải: ………………………………………………………………………………………..

b) Nguồn phát sinh khí thải (Bộ phận sản xuất, công đoạn nào thải ra khí thải): ………..

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

c) Doanh nghiệp có ống khói hay không?:

□ Có:                            Nếu có, số lượng ống khói là: ………………………………….. ống

□ Không:

d) Nếu có, nêu kích thước ống khói:

□ Chiều cao ống khói (m): ……………………………………………………………………………………

□ Đường kính miệng ống khói (m): ………………………………………………………………………..

đ) Nhiệt độ và thành phần khí thải (các yếu tố gây ô nhiễm và tỷ lệ % trong khí thải):

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

e) Hệ thống xử lý khí thải:

Có: □                                        Không có: □                  Đang xây dựng: □

– Khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép:

□ Đạt TCCP □ Không đạt TCCP; Loại tiêu chuẩn, quy chuẩn: …………………

– Các hóa chất sử dụng để xử lý (tên và khối lượng):

+ Hóa chất 1: ……………………………………………………………………………………………………

+ Hóa chất 2: ……………………………………………………………………………………………………

+ Hóa chất n: ……………………………………………………………………………………………………

  1. Chất thải rắn và xử lý chất thải rắn

a) Khối lượng chất thải rắn:

STT Loại chất thải Khối lượng (tấn/năm)
1 Chất thải rắn sản xuất, nghiệp vụ  
2 Chất thải rắn sinh hoạt  
3 Chất thải rắn khác  

b) Nguồn phát sinh chất thải rắn (Bộ phận sản xuất, công đoạn nào thải ra chất thải rắn):

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

c) Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý:

STT Loại chất thải Tỷ lệ chất thải rắn (%)
1 Tỷ lệ chất thải rắn tái sử dụng tại cơ sở  
2 Tỷ lệ chất thải rắn bán cho đơn vị khác  
3 Tỷ lệ chất thải rắn đưa đi chôn lấp hoặc xử lý  
4 Tỷ lệ khác  

d) Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn:

– Cơ sở có hệ thống thu gom chất thải rắn hay không?

Có: □                                        Không: □                      Đang đầu tư: □

Nếu có, số lượng thùng rác là:……………, số xe đẩy là:…………..; loại khác: ……………

– Cơ sở có khu tập kết chất thải rắn hay không?

Không: □                                              Có: □

Nếu có, thì diện tích khu tập kết là: …………….. m2, đặc điểm khu tập kết rác thải:

□ Có mái che                                        □ Không có mái che

□ Có nền, tường bao quanh                   □ Không có nền, tường bao

– Biện pháp xử lý chất thải rắn:

□ Tự xử lý, bằng công nghệ, phương pháp: ……………………………………………………………

□ Thuê đơn vị vận chuyển đi xử lý,

Tên đơn vị chịu trách nhiệm vận chuyển: ……………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………

– Chi phí thu gom và xử lý chất thải rắn: ………………………………………………….  Đồng/năm.

  1. Chất thải nguy hại và xử lý chất thải nguy hại

a) Khối lượng chất thải nguy hại:

STT Loại chất thải nguy hại Khối lượng (tấn/năm)
1 Chất thải nguy hại ở thể rắn  
2 Chất thải nguy hại ở thể lỏng  
3 Chất thải nguy hại ở thể khí  

Ghi rõ chất thải nguy hại:

+ Thể rắn, gồm: …………………………………………………………………………………………………

+ Thể lỏng, gồm: ……………………………………………………………………………………………….

+ Thể khí, gồm: …………………………………………………………………………………………………

b) Nguồn phát sinh chất thải nguy hại (Bộ phận sản xuất, công đoạn nào thải ra chất thải nguy hại):

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

c) Đơn vị có hệ thống xử lý chất thải nguy hại hay không:

Có: □                            Không có: □                  Đang xây dựng: □

– Nếu có hệ thống xử lý, nêu rõ:

+ Năm xây dựng hệ thống: ………………………………………………………………………………..

+ Quy mô và công suất xử lý: …………………………………………………………………………….

– Trường cơ sở sản xuất ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý chất thải nguy hại, đề nghị cung cấp thông tin đơn vị ký hợp đồng xử lý chất thải nguy hại (Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, bản sao Hợp đồng xử lý chất thải nguy hại giữa chủ cơ sở sản xuất và đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý): ……………………………………….

– Chi phí thuê thu gom, xử lý chất thải nguy hại: ………………………………… Đồng/năm

IV. Hiện trạng sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong cơ sở sản xuất

Các bệnh nghề nghiệp của công nhân, người lao động trong năm…………………….

STT Tên bệnh nghề nghiệp Số người mắc bệnh (người) Tỷ lệ (%)
1      
2      
     

V. Kiến nghị của cơ sở

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

 

…………….., ngày… tháng… năm…..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA SỞ XÂY DỰNG CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

I. THÔNG TIN CHUNG

  • Tên tỉnh/thành phố: …………………………………………………………………………………………..
  • Đơn vị đầu mối phụ trách về môi trường:

Phòng quản lý: …………………………….

Họ và tên:……………………………………; Chức vụ:……………………………………

Điện thoại:…………………………………..; Di động:……………………………………..

Fax:……………………………………; Email:……………………………………

II. TỔNG HỢP THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN

TT Tên cơ sở sản xuất Thông tin chung Thông tin về quản lý chất thải Tình hình quản lý môi trường
Sản phẩm chính Nước thải Chất thải rắn Chất thải nguy hại Khí thải Có lập ĐTM, KHBVMT, ĐABVMT? (Có/không) Có bộ phận chuyên trách môi trường (Có/không) Áp dụng ISO 14001 (Có/không) Sự cố môi trường, khiếu nại về ONMT
Tên sản phẩm Số lượng (đv tính) Lượng phát sinh (đv tính) Tỷ lệ xử lý (%) Lượng phát sinh (đv tính) Tỷ lệ xử lý (%) Lượng CTNH phát sinh (đv tính) Tỷ lệ thu gom và xử lý Lượng phát sinh (đv tính) Tỷ lệ xử lý (%)        
1 Cơ sở A                            
2 Cơ sở B                            
                             

Ghi chú:

– ĐTM: Đánh giá tác động môi trường

– KHBVMT: Kế hoạch bảo vệ môi trường

– ĐABVMT: Đề án bảo vệ môi trường

– ONMT: Ô nhiễm môi trường

III. THỐNG KÊ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NGÀNH XÂY DỰNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG TRÊN ĐỊA BÀN

STT Tên cơ sở Vị trí Hiện trạng xử lý Kinh phí
(Triệu đồng)
Năm hoàn thành xử lý triệt để

Ghi chú

Tình trạng
(Đã hoàn thành/chưa hoàn thành)
Lý do
(Nếu chưa hoàn thành)
Các biện pháp áp dụng/dự kiến áp dụng    
1                
2                
               

IV. KẾT LUẬN

Đánh giá hoạt động đã triển khai và những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng trong năm… trên địa bàn tỉnh/thành phố.

V. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

– Những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường:

+ Đối với việc áp dụng các quy định pháp luật có liên quan về bảo vệ môi trường

+ Đối với nguồn nhân lực, kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường của đơn vị

+ Các khó khăn, vướng mắc khác…

– Kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ trong năm tiếp theo của Sở Xây dựng tỉnh/thành phố.

– Những đề xuất, kiến nghị để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….


Người lập báo cáo
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
…….., Ngày…. tháng…. năm……
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)