Tìm kiếm văn bản

Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2021 về khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 171/KH-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KHẮC PHỤC TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC THỰC HIỆN CẢI TẠO, XÂY DỰNG LCHUNG CƯ CŨ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐƯỢC CHỈ RA SAU HỘI NGHỊ KIỂM ĐIỂM NĂM 2020 THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 (KHÓA XI, XII) VÀ THÚC ĐẨY GIAI ĐOẠN 2021-2025

Theo kết quả rà soát, thống kê tại thời điểm năm 2020, trên địa bàn Thành phố có khoảng 1.579 chung cư cũ (bao gồm khoảng 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và khoảng 306 chung cư cũ độc lập, đơn lẻ) chủ yếu được xây dựng từ những năm 1960 đến 1994 (một số ít nhà xây dựng trước năm 1954) tập trung chủ yếu tại các quận nội thành và nội đô lịch sử (hiện nay đang tiếp tục công tác rà soát tại các quận cập nhật vào danh mục dự kiến bổ sung thêm khoảng 200-300 nhà); Hiện trạng quản lý, sử dụng phức tạp, đan xen trách nhiệm, quyền sử dụng giữa tư nhân, tổ chức, nhà nước; một số khu có xen kẽ các công trình nhà ở thấp tầng, trụ sở cơ quan, văn phòng, dịch vụ thương mại, hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế…)…; diện tích căn hộ chung cư cũ nhỏ <30m2, 30-50m2/căn; quá tải số người, không đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng; nhiều hộ dân tự sửa chữa, cơi nới, lấn chiếm không gian chung, đồng thời do không được duy tu bảo trì thường xuyên, công trình và hệ thống hạ tng hư hại, xuống cấp, nguy hiểm kỹ thuật kết cấu công trình và an toàn cho người dân.

Giai đoạn trước đây, từ năm 2005 đến năm 2014, Thành phố triển khai thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở ngày 29/11/2005, Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP ngày 03/7/2007 của Chính phủ, các Nghị quyết của HĐND Thành phố: số 07/2005/NQ-HĐND ngày 05/8/2005 và số 17/2013/NQ-HĐND ngày 23/7/202013, Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 của UBND Thành phố về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; thời điểm này có một số chính sách ưu đãi, điều kiện tương đối thuận lợi, cụ thể: (1) quy định điều kiện phá dỡ và lựa chọn chủ đầu tư chỉ cần 2/3 tổng số chủ sở hữu đồng ý; (2) chủ đầu tư được UBND cấp tỉnh xem xét cho vay tỷ lệ vốn đầu tư tối đa 70% giá trị xây lắp và thiết bị dự án từ Quỹ của Thành phố; hỗ trợ vốn đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và một số công trình hạ tầng xã hội thiết yếu trong phạm vi dự án; (3) chủ đầu tư được áp dụng thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo; (4) hệ số bồi thường tái định cư tại chỗ căn hộ cũ từ 1,3 đến 1,95 (k= 1,3-:-1,95); (5) được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với toàn bộ phần diện tích đất được giao trong phạm vi dự án (kể cả phần diện tích đất được phép chuyển mục đích sử dụng); thời điểm này hầu hết khu vực nội đô lịch sử chưa bị khống chế bởi các chi tiêu quy hoạch về tầng cao, dân số, do vậy, đã có 19 dự án đã được triển khai hoàn thành đưa vào sử dụng và 14 dự án đang triển khai.

Từ năm 2014, sau khi Luật Nhà ở ngày 25/11/2014, Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ được ban hành và có hiệu lực thi hành thì một số chính sách, điều kiện thuận li nêu trên không còn được quy định, chỉ còn chính sách về miễn tiền đất được tiếp tục thực hiện; đồng thời thiếu các quy định cụ thể về hệ số bồi thường tái đnh cư tại chỗ, quy trình lựa chọn chủ đầu tư, phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng khó thực hiện, khó khăn về việc kiểm định chất lượng và lp kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, thiếu quy định cụ thể về tạlập quỹ nhà tạm cư, thiếu các cơ chế chính sách ưu đãi đu tư,…, các chung cư cũ đa phần thuộc khu vực các quận nội thành và nội đô lịch sử, hạn chế phát triển tầng cao, dân số theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, dẫn đến khó khăn hiệu quả đầu tư dự án, không thu hút được các nhà đầu tư tham gia; đến nay, không có dự án mới nào được bổ sung thêm, dẫn đến tiến độ thực hiện chậm, kém hiệu quả.

Thành phố đã chủ động để tháo gỡ các khó khăn, đã thành lập Tổ chuyên gia, giao Sở Xây dựng nguyên cứu đề xuất cơ chế chính sách, xây dựng Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; đã chủ động đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã thống nhất chủ trương Thành phố nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách để đẩy nhanh việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Thông báo 72/TB-VPCP ngày 02/4/2021 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành phố Hà Nội, trong đó có chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, phối hp với Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan liên quan thống nhất phương án giải quyết hiệu quả, làm chuyển biến vấn đề này; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, quy định pháp luật, thì đề xuất mô hình, cơ chế chính sách đặc thù, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định sớm, không được để kém an toàn các chung cư cũ.

Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố; Chương trình số 14-CTr/Tngày 31/5/2021 của Thành ủy về Chương trình hành động của Đảng bộ Thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố; Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị Thành phố giai đoạn 2021 – 2025 đã chỉ ra hạn chế: Công tác cải tạo chung cư cũ chưa đạt tiến độ; Việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ còn nhiều vướng mắc, triển khai chậm; Đề ra nhóm mục tiêu giai đoạn 2021 -2025, nhiệm vụ, chương trình, đề án, trọng tâm: Hoàn thành xây dựng Đề án cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.

Thông báo số 212-TB/TU ngày 12/4/2021 của Thành ủy thông báo Kết luận của Thường trực Thành ủy về các nhiệm vụ trọng tâm của Thành ủy trong Quý II và 9 tháng cuối năm 2021 đã giao Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan khn trương hoàn thiện Đề án để sớm thực hiện cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, trong đó lưu ý cần rà soát, tính toán về phương án sử dụng đất và dân số phù hợp với từng khu vực và toàn Thành phố, vừa đảm bảo tuân thủ các quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt vừa đáp ứng tình hình thực tiễn của Thành phố nói chung và từng khu vực nói riêng. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, tham mưu cho Thành phố báo cáo các cấp có thẩm quyền trình Quốc hội ban hành nghị quyết riêng về các cơ chế, chính sách đặc thù trong công tác cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ để tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thành phố Hà Nội.

Ngày 20/4/2021, Thành ủy đã có Quyết định số 947-QĐ/Tvề việc thành lập Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố. Ngày 11/5/2021, Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ đã họp để triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định số 947-QĐ/Tcủa Thành y (xây dựng Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án). Sở Xây dựng là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, phối hợp Sở Quy hoạch – Kiến trúc và các Sở, ngành Thành phố xây dựng, trình UBND Thành phố phê duyệt các kế hoạch có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện.

Nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác thực hiện Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thúc đẩy triển khai thực hiện giai đoạn 2021 -2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CU

1. Đề xuất được một số giải pháp kịp thời nhằm giải quyết tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong thực tế triển khai cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, nhằm đảm bảo sự an toàn, tính mạng và tài sản, tái định cư, ổn đnh, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

2. Công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ phục vụ tái định cư, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đồng bộ kết nối với các khu chức năng đô thị hiện hữu, phát huy tối đa nguồn lực đất đai đô thị, nhằm làm thay đổi cơ bản nâng cao chất lượng đô thị, chất lượng cuộc sống, nâng cao giá trị kiến trúc cảnh quan, hướng tới đô thị xanh, văn minh hiện đại, bền vững;

3. Vai trò của Nhà nước là chủ đạo trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện; cả hệ thống chính trị vào cuộc và tăng cường sự thống nhất ủng hộ, đồng thuận của nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội cùng phối hợp quyết liệt triển khai thực hiện; xây dựng quy trình, phương pháp, giải pháp và chính sách hiệu quả, đồng bộ cơ chế chính sách pháp luật về nhà ở, quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai và pháp luật hiện hành có liên quan, làm cơ sở pháp lý, công cụ thực hiện, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, tái định cư, chỉnh trang, tái thiết đô thị, góp phần phát triển đô thị và kinh tế đô thị toàn Thành phố giai đoạn tới.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Kiện toàn, phân công thành viên Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên đa bàn Thành phố.

2. Triển khai thực hiện Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và phối hợp với Bộ Xây dựng trong các công tác có liên quan:

Vừa qua, góp ý sửa đổi thay thế Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (do Bộ Xây dựng chủ trì), UBND Thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, báo cáo Chính phủ kiến nghị các nội dung để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Đến nay, các nội dung đề xuất, kiến nghị cơ bản đã được Bộ Xây dựng xem xét, thống nhất trong dự thảo thay thế Nghị định.

Ngày 15/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (thay thế Nghị định số 101 /2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015).

Trên cơ sở Nghị định được ban hành, UBND Thành phố chỉ đạo áp dụng triển khai thực hiện; kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể quy trình kiểm định, đánh giá chất lượng và kết luận phân loại đối với từng trường hợp phải phá dỡ theo Điều 8 của Nghị định và các quy định pháp luật có liên quan; hoàn chỉnh Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố để báo cáo Thành ủy, HĐND Thành phố, UBND Thành phố xem xét, thống nhất, phê duyệt để triển khai thực hiện; đồng thời quá trình triển khai thực hiện thường xuyên rà soát các quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp cần thiết để đảm bảo chính sách đồng bộ, thực tiễn khả thi triển khai của Thành phố, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố sẽ báo cáo Thành ủy, HĐND Thành phố báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận để thực hiện thí điểm một số nội dung chưa cụ thể trong quy định pháp luật để tổ chức thực hiện, sau đó tổng kết, đánh giá, đề xuất sửa pháp luật có liên quan, làm cơ sở triển khai thực hiện.

3. Hoàn chỉnh Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố:

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Tại Thông báo số 212-TB/TU ngày 12/4/2021, UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố đã có các cuộc họp, chỉ đạo, định hướng hoàn chỉnh Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố (Tng báo số 287/TB-UBND ngày 15/4/2021, số 79/TB-VP ngày 25/02/2021);

Ngày 12/5/2021, Thường trực Thành y đã họp xem xét, chỉ đạo, góp ý với nội dung Đề án (báo cáo tại Tờ trình số 212-TTr/BCSĐ ngày 17/4/2021 của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố), giao Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, thay thế Nghị định cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, hoàn chỉnh nâng cao tính khả thi của Đề án, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố và Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, thông qua. Ngày 02/7/2021, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố có Tờ trình số 478-TTr/BCSĐ trình Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy đề nghị xem xét, thông qua chủ trương đối với nội dung “Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Đến nay, Đề án tiếp tục được hoàn thiện tổng hợp đồng bộ các nội dung quy định của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trình cấp thẩm quyền xem xét, thông qua chủ trương và được UBND Thành phố phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý ban hành các Kế hoạch triển khai cụ thể, cơ chế chính sách cụ thể để đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.

4. Các nhiệm vụ giải pháp cụ thể:

Trên cơ sở “Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội” sau khi hoàn chỉnh, được phê duyệt, UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố tiếp tục chỉ đạo, ban hành các kế hoạch, giải pháp, nhiệm vụ, đồng bộ với Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021; cụ thể như sau:

(1) Xây dựng và ban hành Kế hoạch tổng rà soát, kiểm định các nhà chung cư cũ, bố trí nguồn vốn ngân sách dự kiến khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm đnh, đánh giá chất lượng toàn bộ các chung cư cũ theo các đối tượng, phân loại quy định của Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021.

(2) Xây dựng và ban hành Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ giai đoạn 2021 – 2025 đối với các chung cư cũ đã có kết quả kiểm định để triển khai thực hiện quy trình tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, dự án đầu tư.

(3) Xây dựng và ban hành Kế hoạch và bố trí nguồn vốn ngân sách lập các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, tổng mặt bằng, đề án quy gom; theo 03 mô hình cấp độ: (1) Khu chung cư cũ (quy mô lập quy hoạch chi tiết >2ha); (2) Nhóm chung cư cũ (quy mô lập Tổng mặt bằng <2ha); (3) Tập hợp các chung cư cũ độc lập, đơn lẻ (quy mô lập tổng mặt bằng nhà đơn lẻ và đề án nghiên cứu quy gom tái định cư tại chỗ trên địa bàn phường, quận).

(4) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư: quy định 03 hình thức lựa chọn, gồm: (1) Các chủ sở hữu thống nhất lựa chọn, (2) Đấu thầu lựa chọn, (3) Nhà nước thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách (Điều 113 Luật Nhà ở);

(5) Quy định và tổ chức triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và bồi thường, hỗ trợ tái đnh cư.

(6) Tạo lập quỹ nhà tạm cư: Sử dụng quỹ nhà tái định cư có sẵn; đu tư xây dựng nhà tạm cư, nhà tái định cư (phục vụ tạm cư) mới bằng vốn ngân sách, nhà ở thương mại, sử dụng quỹ nhà ở xã hội kết hợp; rà soát quỹ đất trống trong các khu chung cư cũ có khả năng giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng tạo lập quỹ nhà tạm cư tại chỗ.

(7) Thực hiện các chính sách về ưu đãi đu tư (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền chuyển mục đích sử dụng đất; áp dụng thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp; lệ phí trước bạ đối với diện tích nhà ở phục vụ tái định cư tại chỗ cho các hộ dân;…).

(8) Phân công nhiệm vụ các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã liên quan tổ chức triển khai thực hiện các công việc cụ thể đã được xác lập trong Đề án và theo chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật.

(9) Tuyên truyền, vận động trong công tác phá dỡ, di dời các hộ dân, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến cơ chế chính sách của Nhà nước, Thành phố để tạo sự đồng thuận của xã hội, các chủ sở hữu nhà chung cư cũ, người dân khi thực hiện di dời các hộ dân khỏi nhà chung cư nguy hiểm, phá dỡ, giải phóng mặt bằng, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ; vận động người dân tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND Thành phố chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành, UBND các quận và các đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác thực hiện Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) và thúc đẩy giai đoạn 2021-2025.

2. Sở Xây dựng:

– Là cơ quan thường trực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.

– Tham mưu, triển khai thực hiện Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể quy trình kiểm định, đánh giá chất lượng và kết luận phân loại đvới từng trường hợp phải phá dỡ theo Điều 8 của Nghị định và các quy định pháp luật có liên quan.

– Chủ trì, hoàn chỉnh Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố báo cáo, trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua chủ trương và phê duyệt theo quy định.

– Xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành các kế hoạch triển khai theo Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ được phê duyệt.

– Chủ trì tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố đnh kỳ hàng quý (trước ngày 25 của tháng cuối quý), 6 tháng, hàng năm (trước ngày 25/12) kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị được UBND Thành phố giao nhiệm vụ theo Kế hoạch này; Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện khi kết thúc thời gian thực hiện Kế hoạch này.

3. Sở Quy hoạch-Kiến trúc:

Xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành: Kế hoạch lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, tổng mặt bằng, đề án quy gom cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố. Chủ trì, tổ chức thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc cải tạo, xây dựng lại các khu, nhà chung cư cũ.

4. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan bố trí kế hoạch vốn để thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch theo nội dung tại Khoản 4 Phần II Kế hoạch này.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan bố trí kế hoạch vốn để thực hiện: Lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, tng mặt bằng và phương án kiến trúc, đề án quy gm; đầu tư xây dựng dự án tạo lập quỹ nhà ở tạm thời (tạm cư); lập, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trước khi tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đu tư theo hình thức đấu thầu; đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong trường hợp Nhà nước trực tiếp thực hiện,… và các nhiệm vụ có liên quan theo quy định pháp luật.

6. UBND các quận, huyện, thị xã:

– Phối hợp rà soát, đề xuất danh mục các khu chung cư cũ/ nhóm chung cư cũ/ tập hợp các chung cư cũ độc lập, đơn lẻ cần nghiên cứu lập quy hoạch hoạch chi tiết/ tổng mặt bằng, đề án quy gom trên địa bàn theo nội dung tại mục 4 phần II Kế hoạch này.

– Phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng và các sở, ngành Thành phố trong các công tác: khảo sát, thống kê, phân loại, kiểm định, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, tổng mặt bằng và phương án kiến trúc, đề án quy gom chung cư cũ theo kế hoạch chung của Thành phố; công tác giải phóng mặt bằng; đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo phân cấp.

– Khẩn trương thực hiện chỉ đạo, phân cấp của UBND Thành phố đi với việc di dời các chủ sử dụng, chủ sở hữu ra khỏi chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D theo quy định.

7. Theo chức năng, nhiệm vụ, giám đốc, thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị có liên quan của Thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của tháng cuối quý), 6 tháng, hàng năm (trước ngày 15/12), báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về cơ quan thường trực Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố. Tăng cường kiểm tra đôn đốc, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về việc triển khai Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ và phân công được giao.

Trường hợp có phát sinh vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, các đơn vị phản ánh kịp thời đến cơ quan thường trực (Sở Xây dựng) để tổng hợp chung, báo cáo UBND Thành phố để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
– Thường trực Thành ủy; (để báo cáo)
– Thường 
trực HĐND TP; (để báo cáo)
– Chủ tịch UBND Thành phố;
– Các PCT UBND Thành phố;
– UB MTTQ TP;
– Các Ban của Thành ủy, HĐND TP;
– Văn phòng: TU, HĐND TP;
– Các đ/c thành viên Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thành phố (theo Quyết định số 947-QĐ/TU ngày 20/4/2021 của Thành ủy);
– Các Sở, Ban, ngành Thành phố;
– UBND các quận, huyện, thị xã;
– VPUB: CVP, các PCVP, các phòng CV;
– Lưu: VT, ĐT
A1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Dương Đức Tuấn

  • Tên văn bản:
    Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2021 về khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội
  • Cơ quan ban hành: